Đại sứ quán của Trung Quốc ở Mỹ cho biết việc chính trị hóa nguồn gốc COVID-19 sẽ cản trở các cuộc điều tra thêm và làm suy yếu các nỗ lực toàn cầu nhằm kiềm chế đại dịch, sau khi Tổng thống Joe Biden ra lệnh xem xét thông tin tình báo về nơi coronavirus xuất hiện.

Ông Biden ra lệnh cho tình báo điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc chống chế

Nhân Hoàng | 27/05/2021, 12:34

Đại sứ quán của Trung Quốc ở Mỹ cho biết việc chính trị hóa nguồn gốc COVID-19 sẽ cản trở các cuộc điều tra thêm và làm suy yếu các nỗ lực toàn cầu nhằm kiềm chế đại dịch, sau khi Tổng thống Joe Biden ra lệnh xem xét thông tin tình báo về nơi coronavirus xuất hiện.

Đại sứ quán Trung Quốc ở Mỹ cho biết trên trang web của mình vào tối 26.5 rằng "một số lực lượng đã cố ý thao túng chính trị và chơi trò đổ lỗi".

Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chuẩn bị bắt đầu giai đoạn hai các nghiên cứu về nguồn gốc của COVID-19, Trung Quốc đã phải chịu áp lực cung cấp cho các nhà điều tra nhiều quyền tiếp cận hơn trong bối cảnh có những cáo buộc rằng SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về coronavirus ở thành phố Vũ Hán.

Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận trách nhiệm của phòng thí nghiệm, nói rằng Mỹ và các quốc gia khác đang cố gắng đánh lạc hướng về những thất bại của chính họ trong việc ngăn chặn COVID-19.

Hôm 26.5, Tổng thống Biden cho biết các cơ quan tình báo Mỹ đã chia rẽ về việc liệu COVID-19 “xuất hiện từ sự tiếp xúc của con người với động vật bị nhiễm bệnh hay từ một tai nạn trong phòng thí nghiệm”.

ong-biden-ra-lenh-tinh-bao-dieu-tra-nguon-goc-covid-19-22.jpg
Viện Virus học Vũ Hán, nơi bị nghì rò rỉ coronavirus hồi cuối năm 2019

Yanzhong Huang, chuyên gia cấp cao về sức khỏe toàn cầu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Washington, cho biết sự thiếu cởi mở của Trung Quốc là yếu tố chính đằng sau sự trỗi dậy lý thuyết rò rỉ coronavirus từ phòng thí nghiệm.

"Không có gì thực sự mới ở đó để chứng minh giả thuyết. Trong việc điều tra nguồn gốc của đại dịch, điều thực sự quan trọng là phải có sự minh bạch để tạo niềm tin vào kết quả điều tra", ông nói.

"Nghiên cứu toàn diện"

Đại sứ quán Trung Quốc cho biết họ hỗ trợ " nghiên cứu toàn diện về tất cả trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 được tìm thấy trên toàn thế giới và cuộc điều tra kỹ lưỡng về một số căn cứ bí mật cùng phòng thí nghiệm sinh học toàn cầu".

Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết vào cuối ngày 26.5 rằng nếu "lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm" được điều tra thêm, Mỹ cũng nên cho phép các nhà điều tra vào các cơ sở của mình, bao gồm cả phòng thí nghiệm tại Pháo đài Detrick.

Jamie Metzl, thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu của Hội đồng Đại Tây Dương, người đang vận động cho một cuộc điều tra độc lập mới, nói: “Rõ ràng là Trung Quốc đang cố gắng quốc tế hóa con đường thoát khỏi ách tắc mà họ đang mắc phải”.

Một nghiên cứu chung giữa Trung Quốc và WHO được công bố vào tháng 3.2021 cho biết rất khó có khả năng SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm, đồng thời nói thêm rằng nó rất có thể lây lan từ dơi sang người thông qua một loài trung gian chưa xác định.

Trung Quốc cũng tiếp tục chỉ ra khả năng COVID-19 có nguồn gốc từ một quốc gia khác và được nhập qua đường thực phẩm đông lạnh bị nhiễm bệnh hoặc thông qua các mạng lưới buôn bán động vật hoang dã ở Đông Nam Á.

"Đại dịch bắt đầu ở Trung Quốc. Hãy bắt đầu với cuộc điều tra đầy đủ ở đó và mở rộng khi cần thiết. Tóm lại, tuyên bố từ Đại sứ quán Trung Quốc là sự xúc phạm nặng nề với mỗi người đã chết vì thảm kịch khủng khiếp này và gia đình của họ", Jamie Metzl nói.

Yanzhong Huang cho biết các cuộc điều tra sâu hơn về nguồn gốc của COVID-19 đang đi vào "bế tắc".

Lý tưởng nhất là bạn muốn Trung Quốc hợp tác hơn và minh bạch hơn. Nhưng bây giờ vấn đề đã trở nên chính trị hóa, với việc đặt cược của cuộc điều tra rất cao", Yanzhong Huang nói.

Bài liên quan
3 chuyên gia Viện Vi rút học Vũ Hán từng nhập viện trước khi dịch COVID-19 bùng phát
Ba nhà nghiên cứu thuộc Viện Vi rút học Vũ Hán đã bị bệnh và phải nhập viện hồi tháng 11.2019 trước khi Trung Quốc công khai dịch COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Biden ra lệnh cho tình báo điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc chống chế