Chính quyền Biden đang xem xét các động thái có thể hạn chế đầu tư của Mỹ vào các công ty công nghệ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa hai cường quốc ngày càng gia tăng, theo những người quen thuộc với vấn đề này.

Ông Biden sẽ ký luật hạn chế Mỹ đầu tư vào công nghệ Trung Quốc và chống lại TikTok

Sơn Vân | 03/09/2022, 14:44

Chính quyền Biden đang xem xét các động thái có thể hạn chế đầu tư của Mỹ vào các công ty công nghệ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa hai cường quốc ngày càng gia tăng, theo những người quen thuộc với vấn đề này.

Một trong những nguồn tin của trang Bloomberg cho biết các biện pháp hạn chế đầu tư đang hình thành, có thể sẽ được đưa ra khi Tổng thống Joe Biden ký thành luật trong những tháng tới.

Một hành động riêng biệt chống lại TikTok, ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến của ByteDance, có thể xảy ra nhưng không hành động nào sắp xảy ra, người này nói thêm.

Bộ Thương mại Mỹ có thể đưa ra các hạn chế hơn nữa với các chip được sử dụng cho tính toán trí tuệ nhân tạo.

Nhà Trắng đang thảo luận với Quốc hội Mỹ về luật yêu cầu các công ty tiết lộ trước các khoản đầu tư có thể có vào một số ngành nhất định của Trung Quốc, một nguồn tin khác cho biết.

Trong số các lựa chọn đang được thảo luận là việc thiết lập một hệ thống cho phép chính phủ Mỹ có quyền chặn các khoản đầu tư hoàn toàn.

Nguồn tin từ Bloomberg chỉ ra rằng lệnh hành pháp là một phần chiến lược rộng lớn hơn, khi Mỹ gần đây đã hạn chế bán chất bán dẫn cho Trung Quốc và Nga. Tháng trước, ông Biden đã ký thành luật Chips and Science (Chips và Khoa học), biện pháp cạnh tranh rộng rãi cung cấp 52,7 tỉ USD để hỗ trợ nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn trong nước.

Nhà Trắng từ chối bình luận về chuyện này. Đại diện của TikTok không trả lời khi được đề nghị bình luận.

my-ra-luat-han-che-dau-tu-cua-cong-nghe-my-vao-trung-quoc.jpg
Tổng thống Joe Biden ký thành luật Chips and Science vào ngày 9.8. Ông Biden đang cân nhắc hành động chống lại đầu tư của Mỹ vào các công ty công nghệ Trung Quốc như một phần chiến lược rộng lớn hơn nhằm chống lại nước này - Ảnh: Bloomberg

Bộ Thương mại dự kiến ​​sẽ có bản cập nhật về các bước để bảo vệ dữ liệu của người Mỹ khỏi các ứng dụng do nước ngoài sở hữu vào cuối năm, theo văn phòng báo chí của Bộ.

Các công ty Mỹ đang bị chính phủ giám sát ngày càng nhiều về những gì họ bán cho Trung Quốc, nơi mà các nhà máy điện tử và người tiêu dùng khổng lồ khiến nước này trở thành người mua chip lớn nhất. Mỹ đã và đang thắt chặt các hạn chế với việc bán hàng cho Trung Quốc, với lý do điều đó gây ra rủi ro về an ninh.

Cổ phiếu các hãng chip Mỹ sụt giảm mạnh, với chỉ số bán dẫn chính giảm hơn 3%, sau khi Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) hôm 31.8 cho biết các quan chức Mỹ yêu cầu họ ngừng xuất khẩu các bộ vi xử lý tiên tiến dành cho trí tuệ nhân tạo (AI) sang Trung Quốc.

Vào giữa ngày 1.9, khoảng 40 tỉ USD giá trị thị trường chứng khoán của Nvidia đã "bốc hơi".

Việc hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc với hai trong số các chip máy tính hàng đầu của Nvidia dành cho trí tuệ nhân tạo - H100 và A100 - có thể ảnh hưởng đến doanh thu tiềm năng 400 triệu USD ở thị trường Trung Quốc trong quý tài chính hiện tại, công ty cảnh báo trong một hồ sơ hôm 1.9.

AMD cũng cho biết các quan chức Mỹ đã yêu cầu họ ngừng xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo hàng đầu sang Trung Quốc, nhưng không tin rằng các quy tắc mới sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của mình.

Lệnh cấm từ Mỹ báo hiệu sự đàn áp mạnh tay với năng lực công nghệ của Trung Quốc khi căng thẳng giữa hai cường quốc ngày càng leo thang vì nhiều nguyên nhân, trong đó có chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ - Nancy Pelosi đến Đài Loan, nơi sản xuất chip cho Nvidia và hầu hết các hãng chip lớn khác.

Nhà phân tích Atif Malik của Citibank viết trong một báo cáo nghiên cứu: “Chúng tôi nhận thấy sự leo thang trong các hạn chế bán dẫn của Mỹ với Trung Quốc và sự biến động gia tăng với nhóm thiết bị cùng bán dẫn sau bản cập nhật của Nvidia”.

Theo một số người, lệnh hành pháp nhằm giải quyết một số mối quan tâm được dự tính trong Đạo luật Bảo vệ Năng lực quan trọng quốc gia do Thượng nghị sĩ John Cornyn (đảng viên Cộng hòa Texas) và Bob Casey (đảng viên Dân chủ Pennsylvania) đưa ra.

Đến nay, Mỹ vẫn theo đuổi chính sách chắp vá, không dừng lại ở việc loại bỏ thẳng thừng Trung Quốc khỏi ngành bán dẫn mà tập trung vào các công ty riêng lẻ như Huawei Technologies Co và Semiconductor Manufacturing International Corp (nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc), bị cáo buộc là mối đe dọa với an ninh quốc gia. Cả hai công ty này đều phủ nhận cáo buộc.

Các bước gần đây cho thấy chính quyền Biden đang nghiêng về chính sách diều hâu hơn trong việc cấm Trung Quốc tiếp cận toàn bộ công nghệ.

Chính quyền Biden cũng đang xem xét kỹ lưỡng TikTok, chú ý đến việc liệu chính phủ Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng Mỹ hay không. Có công ty mẹ là ByteDance đặt trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), TikTok nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng đã thực hiện các bước để bảo vệ dữ liệu người dùng Mỹ, gồm cả thông qua hợp đồng với Oracle, sau nỗ lực cấm ứng dụng này khỏi Mỹ không thành của cựu Tổng thống Donald Trump.

Đầu tư mạo hiểm vào các công ty công nghệ khởi nghiệp của Trung Quốc, cả về tổng giá trị USD và giao dịch, đã tăng đều đặn kể từ năm 2019. Các khoản đầu tư đó đạt 118 tỉ USD vào năm ngoái, cao thứ hai trong kỷ lục, theo công ty dữ liệu PitchBook, với các nhà đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Mỹ tham gia trong khoảng 1/4 số giao dịch đó.

Sự cảnh giác về những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã dấy lên ở nhiều quốc gia. Ví dụ, Ngoại trưởng Anh - Liz Truss đã cam kết trấn áp các công ty Trung Quốc, gồm cả TikTok, trong cuộc tranh luận trực tiếp gần đây với ông Rishi Sunak như một phần trong chiến dịch tranh cử để kế nhiệm Boris Johnson làm Thủ tướng.

Khi Liz Truss nói rằng bà sẽ thẳng tay đàn áp các doanh nghiệp Trung Quốc như TikTok nếu được bầu làm lãnh đạo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Triệu Lập Kiên gọi nhận xét của bà là “vô trách nhiệm”.

Ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh: "Trung Quốc sẽ không đưa ra bất cứ bình luận nào về việc bầu cử đang diễn ra tại Anh, vì đó là việc nội bộ của nước này. Tuy nhiên, các chính khách cần tự đưa ra giải pháp của riêng mình, thay vì chỉ trích Trung Quốc để tranh cử".

Bài liên quan
Ông Biden ký lệnh hành pháp luật chip 52,7 tỉ USD, phủ bóng đen lên Trung Quốc
Hôm 25.8, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ ký một lệnh hành pháp về việc thực hiện trợ cấp sản xuất chip bán dẫn trị giá 52,7 tỉ USD và luật nghiên cứu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Biden sẽ ký luật hạn chế Mỹ đầu tư vào công nghệ Trung Quốc và chống lại TikTok