Bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật cuối tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cơ hội đàm phán trực tiếp với hình thức là một bữa tiệc tối chứ không phải chỉ đơn giản là bắt tay rồi trò chuyện.

Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung sắp ‘tái hiện’ cuộc gặp cuối năm 2018

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 11/06/2019, 10:43

Bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật cuối tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cơ hội đàm phán trực tiếp với hình thức là một bữa tiệc tối chứ không phải chỉ đơn giản là bắt tay rồi trò chuyện.

Theo nguồn tin của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP): “Đây là màn tái hiện lần gặp gỡ ở Argentina tháng 12 năm ngoái”.

Giới chức Bắc Kinh đến nay vẫn chưa hề xác nhận hoặc tiết lộ chi tiết cuộc gặp sắp tới. Phía Mỹ cũng không cho biết hình thức cuộc gặp diễn ra, mặc dù Tổng thống Trump nhiều lần tỏ ý muốn đối thoại trực tiếp.

Kết quả cuộc gặp (dự kiến diễn ra vào ngày 29.6) có thể quyết định đến việc liệu căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu có hạ nhiệt để cho phép mở lại đàm phán thương mại, hay Mỹ xúc tiến kế hoạch đánh thuế 300 tỉ USD hàng Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 10.6 tiếp tục từ chối xác nhận cuộc gặp. Trong khi đó Tổng thống Trump tự tin tuyên bố Trung Quốc sẽ đạt thỏa thuận với Mỹ “vì họ buộc phải làm vậy”. Ông nhận định quốc gia châu Á đang bị suy yếu do làn sóng doanh nghiệp rời khỏi nước này sang nước khác tránh thuế quan.

“Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu Chủ tịch Tập không đến, tôi không thấy có thông tin ông ấyvắng mặt. Chúng tôi dự kiến gặp gỡ. Nếu không thì sẽ thuế suất 25% cho tổng cộng 600 tỉ USD hàng hóa (tính cả hai lần đánh thuế trước cùng kế hoạch đánh thuế 300 tỉ USD)”, Tổng thống Trump đe dọa.

Thông qua thời gian cùng hình thức gặp mặt có thể đánh giá được mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo cũng như triển vọng tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại. Một cuộc đối thoại trang trọng mang tính chính thức đem lại cho Chủ tịch Tập - Tổng thống Trump cùng đội ngũ trợ lý đủ thời gian để giải quyết khác biệt và hòa giải.

Theo ông George Magnus -nhà nghiên cứu hợp tác với đại học Oxford, những đồn đoán xung quanh cuộc gặp nêu trên là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ hai nước đã xấu đi đến mức nào.

Nhà nghiên cứu nhận xét Mỹ - Trung hiện tại thiếu mô hình hợp tác hiệu quả nên nguyên thủ quốc gia phải ra mặt dẫn dắt nỗ lực cải thiện quan hệ.

Khi Mỹ dọa tăng thuế áp với 200 tỉ USD hàng Trung Quốc vào năm ngoái, Chủ tịch Tập cùng Tổng thống Trump đã ngồi lại thương lượng qua buổi tiệc tối kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ. Hai ông giúp đem lại khoảng thời gian “đình chiến” cho đàm phán.

Tình hình hiện tại gần giống như vậy. Đàm phán bất ngờ đổ vỡ và hai bên đổ lỗi cho nhau, Mỹ đe dọa đánh thuế.

Giáo sư John Quelch thuộc đại học Miami nhận định cuộc gặp trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo là rất cần thiết, ngay cả khi họ không giải quyết được điều gì.

“Thị trường chứng khoán toàn cầu muốn nhận được đảm bảo rằng hai nền kinh tế hàng đầu vẫn duy trì liên lạc ở mức cao nhất”,theo giáo sư Quelch.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
'Chuyên gia' thẩm mỹ Mr Lee bị bắt vì xúc phạm người khác
Ngày 18.1, Trương Thanh Tịnh bị Công an TP.Thủ Đức khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung sắp ‘tái hiện’ cuộc gặp cuối năm 2018