Mục tiêu đến năm 2030, trên 80% các địa phương có cao tốc kết nối và xây dựng hoàn thành gần 5.500km cao tốc. Định hướng quy hoạch tới năm 2050, cả nước sẽ có gần 8.300km đường cao tốc.

Phấn đấu 10 năm nữa, cả nước có gần 5.500km cao tốc

Thanh Nguyên | 16/12/2020, 16:41

Mục tiêu đến năm 2030, trên 80% các địa phương có cao tốc kết nối và xây dựng hoàn thành gần 5.500km cao tốc. Định hướng quy hoạch tới năm 2050, cả nước sẽ có gần 8.300km đường cao tốc.

Đó là thông tin từ hội thảo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu vực phía Nam do Bộ GT-VT tổ chức ngày 16.12 tại TP.Cần Thơ. Thứ trưởng Bộ GT-VT - ông Lê Đình Thọ chủ trì hội thảo. Và nhiều vấn đề nổi cộm về thi công, quy hoạch các tuyến cao tốc khu vực phía Nam được đem ra mổ xẻ, bàn luận.

1(3).jpg
Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi kết nối 2 cầu Vàm Cống và Cao Lãnh, góp phần hình thành cao tốc phía tây ở ĐBSCL, thông xe kỹ thuật vào giữa tháng 10 vừa qua - Ảnh: Thanh Nguyên

Ông Ngô Thịnh Đức – Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GT-VT nói về thực trạng chậm trễ của một số tuyến cao tốc phía Nam rằng: giai đoạn 2 của cao tốc về miền Tây đáng lẽ ra đã về đến Cần Thơ nhưng đến nay chưa có. Điều này cũng tương tự ở cao tốc giai đoạn 2 đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Củ Chi - Đức Hòa, Đức Huệ về đến Cao Lãnh. Trong khi đó, ở khu vực miền Đông, toàn bộ tuyến Biên Hòa - Vũng tàu vẫn chưa “chưa nhúc nhích”.

Về các tuyến cao tốc ở ĐBSCL, ông Đức cũng lưu ý cần quyết tâm từ nay đến năm 2025, phải xử lý xong và bằng được tuyến trục dọc, và đến năm 2030 cao tốc phải về được Cà Mau. “Các tuyến trục ngang thì lập quy hoạch và kêu gọi. Còn hành lang phía đông, muốn hay không muốn thì năm 2025 phải xong cầu Đại Ngãi mới giải quyết được vấn đề còn kết nối Trà Vinh – Sóc Trăng về Bạc Liêu”, ông Đức nhấn mạnh.

Tại hội thảo, thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Đình Thọ trăn trở:“Một nhiệm kỳ 5 năm, nhưng quy định về thủ tục đầu tư đã mất 2 năm. Nếu không cẩn thận, không tính toán, không có 1 kế hoạch chi tiết thì hết nhiệm kỳ tổng kết lại không biết đã làm được gì”. Vì lẽ đó theo ông Thọ, quy hoạch đến năm 2030 thì cụ thể trong 2 nhiệm kỳ tới làm cái gì để quyết tâm thực hiện. Tầm nhìn chiến lược đến 2050 cũng cần rõ nét hơn.

“Cũng hướng tuyến ấy, con đường ấy mà phát triển, tránh trường hợp nhiệm kỳ này phải làm đoạn đường này, nhưng nhiệm kỳ sau người khác lên lại đi làm đoạn đường khác, gây tốn kém”, ông Thọ lưu ý. Thứ trưởng cũng cho rằng, tuyến hướng tâm kết nối ĐBSCL với TP.HCM là bắt buộc phải có và phải đi trước một bước.

Theo dự thảo báo cáo cuối kỳ của Quy hoạch mạng lưới đường bộ cả nước, mục tiêu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, các hành lang kinh tế chính. Phấn đấu đến năm 2030 có trên 80% các địa phương có cao tốc kết nối và xây dựng hoàn thành gần 5.500km (bao gồm cả cao tốc phân kỳ quy mô đầu tư), trong đó tập trung ưu tiên hệ thống cao tốc Bắc - Nam phía Đông, một số tuyến cao tốc hướng tâm khu vực phía Bắc và phía Nam.

Định hướng tới năm 2050, cả nước sẽ có gần 8.300km cao tốc, trong đó khu vực phía Nam có 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.258km, quy mô từ 4 đến 8 làn xe. Dự tháo báo cáo cũng thể hiện, đến tháng 12.2020 tổng chiều dài đường bộ cả nước có khoảng 595.125km, trong đó hệ thống quốc lộ có khoảng 24.328km (chiếm 4,09%), cao tốc có khoảng 1.757km (chiếm 0,3%).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phấn đấu 10 năm nữa, cả nước có gần 5.500km cao tốc