Theo Công ước Montreux năm 1936, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền kiểm soát các vùng biển của nước này và có thể hạn chế tàu chiến qua lại trong chiến tranh hoặc nếu tàu bị đe dọa.

Phong tỏa Biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn giúp Nga hay giúp NATO?

Anh Tú | 01/03/2022, 13:32

Theo Công ước Montreux năm 1936, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền kiểm soát các vùng biển của nước này và có thể hạn chế tàu chiến qua lại trong chiến tranh hoặc nếu tàu bị đe dọa.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 28.2 nhắc lại rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ qua mối quan hệ với Nga hoặc Ukraine, đồng thời nói thêm rằng Ankara sẽ thực hiện các phần của thỏa thuận quốc tế về việc sử dụng các vùng biển của Thổ Nhĩ Kỳ để hạn chế quá cảnh của tàu Nga từ Địa Trung Hải đến Biển Đen.

Là thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ hôm Chủ nhật đã gọi sự can thiệp của Nga vào Ukraine là một "cuộc chiến". Điều đó cho phép nước này viện dẫn các thỏa thuận quốc tế năm 1936 hạn chế việc đi lại của một số tàu Nga qua các vùng biển của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặt khác, phát biểu sau cuộc họp với chính phủ, ông Erdogan chỉ trích thái độ thiếu quyết đoán của Mỹ và các nước phương Tây đối với cuộc chiến ở Ukraine, cho rằng cách tiếp cận như vậy là dấu hiệu cho thấy trật tự quốc tế đang đi xuống. Tổng thống Erdogan cũng khẳng định ông phản đối chiến tranh ở Ukraine.

Hôm qua, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Melvut Cavusoglu cho biết Ankara đã cảnh báo các quốc gia Biển Đen và các quốc gia không có quyền tiếp cận Biển Đen không được gửi tàu chiến của họ qua eo biển Bosphorus và Dardanelles. Ông Cavusoglu tuyên bố: "Chúng tôi đã thực hiện các thỏa thuận trong Công ước Montreux và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy", đồng thời nói thêm rằng cho đến 28.2, không có yêu cầu nào về việc đi qua các vùng biển của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Công ước Montreux năm 1936, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền kiểm soát các vùng biển và có thể hạn chế tàu chiến qua lại trong chiến tranh hoặc nếu tàu bị đe dọa.

Ít nhất 4 tàu Nga hiện đang chờ Thổ Nhĩ Kỳ cho phép để đi qua các vùng biển từ Địa Trung Hải. Thổ Nhĩ Kỳ có chung đường biên giới trên biển với Ukraine và Nga, đồng thời có quan hệ tốt với cả hai nước. Quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây đã xấu đi nghiêm trọng sau khi ông Erdogan phát hiện cuộc đảo chính cách đây ít năm có dính líu đến người Mỹ. Quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga rất phức tạp nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cần sự hợp tác của Nga trong vấn đề Syria.

Ông Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thoái thác về các nghĩa vụ của mình đối với các liên minh, gồm cả với NATO, nhưng cũng không thể chống lại lợi ích quốc gia trong khu vực. Điều đó có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ không sẵn lòng cho bất kỳ bên nào được qua Istanbul tiến vào Biển Đen tham chiến.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phong tỏa Biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn giúp Nga hay giúp NATO?