Mặc dù mối đe dọa hạt nhân mang tính ngoại giao là khá rõ ràng, nhưng cách diễn đạt của ông Putin khiến các chuyên gia hạt nhân và Bộ quốc phòng các nước bối rối

Phương Tây đang gắng giải mã lệnh của Tổng thống Putin với lực lượng hạt nhân Nga

Anh Tú | 01/03/2022, 07:40

Mặc dù mối đe dọa hạt nhân mang tính ngoại giao là khá rõ ràng, nhưng cách diễn đạt của ông Putin khiến các chuyên gia hạt nhân và Bộ quốc phòng các nước bối rối

putin2.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập Bộ trưởng Quốc phòng, Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội, Valery Gerasimov

Hôm Chủ nhật 27.2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triệu tập Bộ trưởng Quốc phòng, Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội, Valery Gerasimov, đến một cuộc họp và ra lệnh cho họ "chuyển các lực lượng ngăn chặn (ám chỉ vũ khí hạt nhân) của quân đội Nga sang chế độ tác chiến đặc biệt”.

Lời nói của Tổng thống Putin có ý nghĩa quân sự cụ thể nào?

Mặc dù mối đe dọa hạt nhân mang tính ngoại giao là khá rõ ràng, nhưng cách diễn đạt của ông Putin khiến các chuyên gia hạt nhân và Bộ quốc phòng các nước bối rối, những người không hiểu “chế độ tác chiến đặc biệt” có đặc điểm cụ thể gì. Họ hiểu rằng mối đe dọa, mặc dù đã tăng lên một bậc, vẫn ở mức thấp.

Pavel Podvig, được nhiều người coi là chuyên gia hàng đầu về lực lượng hạt nhân của Nga, đã tweet rằng mệnh lệnh của ông Putin “rất có thể” có nghĩa là “hệ thống chỉ huy và kiểm soát hạt nhân đã nhận được điều giống như là lệnh sơ bộ”. Trên thực tế, điều này sẽ bật hệ thống, cho phép “lệnh khởi động” và “được thực hiện nếu được ban hành”, kiểu giống như đã bật đèn vàng.

Nhưng đáng chú ý hơn, Podvig phân tích lệnh cũng sẽ cho phép phóng vũ khí hạt nhân "nếu tổng thống được đưa ra ngoài hoặc không thể liên lạc được", nhưng nhấn mạnh chỉ áp dụng trong trường hợp "phát hiện thấy các vụ nổ hạt nhân thực sự trên lãnh thổ Nga".

David Cullen, thuộc Cơ quan Thông tin Hạt nhân cũng cho rằng theo một cách nào đó, lệnh “tương tự như hệ thống của Anh”, nơi các chỉ huy của tàu ngầm hạt nhân Trident được trao cho tối hậu thư, có chữ ký của thủ tướng, hướng dẫn về cách hành động nếu người ta tin rằng Vương quốc Anh đã bị hủy diệt bởi một cuộc tấn công hạt nhân tổng lực.

Cảnh báo hạt nhân của Nga đòi hỏi phương Tây phải bước đi cực kỳ cẩn thận

Cả Podvig và các chuyên gia khác, chẳng hạn như James Acton, chuyên gia hạt nhân của Carnegie Endowment, cho biết mệnh lệnh của ông Putin cũng có thể kéo theo những thay đổi về hoạt động. Điều đó có thể gồm cả việc đưa thêm các tàu ngầm vũ trang hạt nhân ra biển hoặc phân tán các tên lửa hạt nhân tầm xa xung quanh lãnh thổ Nga để về mặt lý thuyết, chúng có thể được sử dụng.

Nhưng Podvig nói thêm điều đó có thể không nhất thiết là đúng như vậy vì ông Putin dường như cố tình diễn đạt mơ hồ.

Suy nghĩ của các chính phủ phương Tây thế nào?

Ben Wallace, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, cho biết Vương quốc Anh không công nhận các thuật ngữ mà Putin sử dụng. Bộ trưởng Wallace nói với BBC vào sáng thứ hôm qua: "Đó không phải là một thuật ngữ nằm trong học thuyết của họ". Đồng thời, ông nói động thái này được thiết kế để khiến phương Tây sợ hãi và “nhắc nhở thế giới rằng ông ta có một biện pháp răn đe” và đó là một hành động đánh lạc hướng được thiết kế để đảm bảo rằng phương Tây “sẽ nói về nó hơn là sự thiếu thành công mà họ đang gặp ở Ukraine”.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh cũng cảnh báo về lý thuyết, Nga có thể sử dụng cái gọi là vũ khí hạt nhân chiến thuật trong cuộc chiến chống Ukraine. Nhưng điều này sẽ dẫn đến một sự leo thang lớn nên vẫn khó xảy ra.

Sebastian Brixey-Williams, đồng giám đốc của Viện nghiên cứu Basic đánh giá: “Chúng có thể mạnh ngang với những quả bom ở Hiroshima và Nagasaki”.

Nga có giải thích gì thêm sau lệnh của Tổng thống Putin?

Vào hôm quá, có một tín hiệu từ chính Điện Kremlin rằng tuyên bố của họ chủ yếu là một hình thức ngoại giao. Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, cho biết quyết định này được đưa ra nhằm đáp lại nhiều cảnh báo của phương Tây về việc có thể xảy ra "va chạm và đụng độ giữa NATO và Nga". Ông nói thêm: "Tôi sẽ không gọi tên tác giả của những tuyên bố này, mặc dù đó là ngoại trưởng Anh".

Matthew Harries, một chuyên gia về hạt nhân của Viện nghiên cứu Rusi, cho biết những tuyên bố này là một lời cảnh báo về một kiểu khác. Trước hết, đó là lời đe dọa đơn giản - “chúng tôi có thể làm tổn thương cái vị và chiến đấu với chúng tôi rất nguy hiểm” - và một lời nhắc nhở đối với phương Tây, nơi đang ngày càng trang bị vũ khí cho người Ukraine, không nên đi quá xa.

Trước đó ngày 27.2, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh cho các Chỉ huy quân đội đặt lực lượng răn đe hạt nhân trong tình trạng báo động cao sau những tuyên bố mà phía Nga cho là "thù địch" của NATO.

Tổng thống Putin cho rằng, NATO không chỉ thực hiện "những hành động không thân thiện" chống lại Nga trong lĩnh vực kinh tế, mà còn để giới chức cấp có những tuyên bố "thù địch" nhằm vào Moscow.

"Các quan chức hàng đầu của các quốc gia dẫn đầu NATO thường có những tuyên bố gây hấn về đất nước chúng tôi. Vì vậy, tôi ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng đưa lực lượng răn đe của quân đội Nga vào chế độ tác chiến đặc biệt", ông Putin nói trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương Tây đang gắng giải mã lệnh của Tổng thống Putin với lực lượng hạt nhân Nga