Phụ nữ Trung Quốc mắc COVID-19 sớm hơn khi mang thai có nguy cơ bị bệnh nặng thấp hơn những người nhiễm vi rút muộn hơn, theo một phân tích về các bà mẹ tương lai trong đợt bùng phát dịch đầu tiên tại Trung Quốc vào năm ngoái.

'Phụ nữ mắc COVID-19 ở giai đoạn đầu thai kỳ ít nguy cơ bị bệnh nặng hơn'

Đan Thuỳ | 25/10/2021, 10:36

Phụ nữ Trung Quốc mắc COVID-19 sớm hơn khi mang thai có nguy cơ bị bệnh nặng thấp hơn những người nhiễm vi rút muộn hơn, theo một phân tích về các bà mẹ tương lai trong đợt bùng phát dịch đầu tiên tại Trung Quốc vào năm ngoái.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng Quốc gia về Sản và Phụ khoa tại Bệnh viện Thứ ba của Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã xem xét 138 phụ nữ mang thai mắc COVID-19 vào đầu năm 2020 để củng cố thêm dữ liệu về mức độ ảnh hưởng của căn bệnh này.

“Cần đặc biệt chú ý đến những bệnh nhân nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong giai đoạn cuối của thai kỳ vì nguy cơ mắc bệnh nặng trong số họ dường như cao hơn so với những bệnh nhân nhiễm vi rút ở giai đoạn đầu”, Qiao Jie và các đồng tác giả viết trong một bài báo được xuất bản trên medRxiv vào ngày 23.10. Bài báo chưa được đánh giá ngang hàng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng cao hơn so với người không mang thai cùng độ tuổi.

Nghiên cứu của Trung Quốc không đánh giá việc mang thai có khiến phụ nữ có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hơn không nhưng cho biết người mắc COVID-19 trong giai đoạn đầu của thai kỳ có nguy cơ bị bệnh nặng thấp hơn những bệnh nhân ở giai đoạn cuối.

lbs1xyecqt4lk2ycounresgbznahfjlk.jpeg
Nghiên cứu mới cho thấy phụ nữ mắc COVID-19 ở giai đoạn  cuối thai kỳ có nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn - Ảnh: Internet

Trong số 138 thai phụ được đánh giá trong nghiên cứu của Trung Quốc có 17 trường hợp bệnh nặng và một phụ nữ đã tử vong.

13 trong số các trường hợp nghiêm trọng và tử vong là ở phụ nữ trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ).

4 trường hợp nghiêm trọng xảy ra ở phụ nữ trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ) và không có ca nào mang thai giai đoạn đầu.

Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân mang thai mắc COVID-19 ở giai đoạn cuối thai kỳ cũng cần được thở oxy hoặc thông khí cao hơn những người ở giai đoạn đầu thai kỳ.

Họ nói rằng tình trạng thể chất khác nhau ở phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể “đóng vai trò quan trọng trong quá trình lâm sàng của nhiễm vi rút SARS-CoV-2”.

Tất cả các trường hợp được ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 12.2019 đến giữa tháng 4.2020 khi chưa có vắc xin phòng COVID-19 và rất ít người biết phương pháp tốt nhất để điều trị căn bệnh này. Các ca mắc COVID-19 cũng từ một biến chủng khác so với hiện nay.

Trong nhóm thuần tập nhỏ được kiểm tra, ít có kết quả nghiêm trọng hơn ở phụ nữ mang thai so với nhóm đối chứng - cùng độ tuổi sinh đẻ và bệnh viện. Có 23 trường hợp nặng và 3 người tử vong trong nhóm đối chứng.

Các nhà nghiên cứu cho biết tỷ lệ tổng thể của một số triệu chứng lâm sàng khi nhập viện ở nhóm mang thai thấp hơn so với nhóm đối chứng. Theo các nhà nghiên cứu, một yếu tố có thể liên quan đến những thay đổi của hệ thống miễn dịch trong thai kỳ như các vấn đề về đường tiêu hóa, đau cơ và mệt mỏi. Cả hai nhóm phụ nữ đều có tỷ lệ ho và sốt tương tự nhau.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng phát hiện ra trong nghiên cứu vào năm ngoái rằng phụ nữ gặp các triệu chứng như ho và khó thở với tần suất tương tự bất kể họ đang mang thai hay không. Thế nhưng, những thai phụ cho biết ít có triệu chứng đau đầu, đau cơ , sốt và tiêu chảy hơn.

Nghiên cứu của Mỹ bao gồm hơn 8.000 phụ nữ mang thai cho thấy nhóm này có nhiều khả năng bị đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt hơn, dù nguy cơ tử vong là như nhau với thai phụ và không có thai. Các nhà nghiên cứu quốc tế khác cũng đưa ra kết luận tương tự về tần suất điều trị ICU (chăm sóc đặc  biệt) cho phụ nữ mang thai.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc nói kết quả của họ bị hạn chế bởi khả năng thiếu dữ liệu về các biến thể trong quá trình điều trị và chẩn đoán lâm sàng.

Họ kêu gọi được cung cấp thêm dữ liệu dài hạn cho thai phụ mắc lẫn không mắc COVID-19 để có thêm kết quả trên cả phụ nữ và trẻ sơ sinh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Phụ nữ mắc COVID-19 ở giai đoạn đầu thai kỳ ít nguy cơ bị bệnh nặng hơn'