Tạp chí Politico dẫn nguồn tin cho biết Ukraine đang đề nghị viện trợ khẩn cấp xe tăng để quân đội nước này nhanh chóng giải phóng thêm lãnh thổ, nhưng phương Tây lại chần chừ.

Phương Tây chần chừ trong việc viện trợ xe tăng cho Ukraine

Cẩm Bình | 24/09/2022, 08:44

Tạp chí Politico dẫn nguồn tin cho biết Ukraine đang đề nghị viện trợ khẩn cấp xe tăng để quân đội nước này nhanh chóng giải phóng thêm lãnh thổ, nhưng phương Tây lại chần chừ.

Xe tăng đứng đầu trong danh sách khí tài Ukraine muốn có để đẩy mạnh phản công ở vùng Donbas phía đông. Đề nghị Kyiv đưa ra càng thêm cấp bách sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố điều động quân sự một phần (300.000 quân) cho cuộc chiến.

Xe tăng hiện đại như M-1 Abrams (Mỹ) cùng Leopard (Đức) sẽ là sự bổ sung uy lực giúp Ukraine tái kiểm soát và bám trụ lại nhiều vùng lãnh thổ hơn. Tuy nhiên một số quan chức Mỹ và cố vấn bên phía Ukraine cho biết giới an ninh quốc gia Mỹ và Đức đều do dự trong việc viện trợ, một phần vì khó khăn về huấn luyện cùng hậu cần liên quan.

Hoàn toàn khác với xe tăng thời Liên Xô mà Ukraine đang dùng, M-1 cần được bảo dưỡng và hỗ trợ hậu cần đáng kể. Theo một quan chức Mỹ: “Cung cấp xe tăng lẫn bộ phận để bảo dưỡng là rào cản lớn. Bạn chắc chắn không muốn đưa thứ gì đó sẽ hỏng và hết nhiên liệu mà họ không biết tiếp liệu”.

Quan chức Mỹ đánh giá Leopard phù hợp hơn vì chúng tương tự xe tăng Ukraine đang dùng, lại cần ít nhiên liệu hơn M-1. Nhưng phía Đức không có ý định viện trợ dù từng cam kết trước đó.

phutank.jpg
Xe tăng hiện đại đứng đầu danh sách khí tài mà Ukraine muốn có - Ảnh: AP

Tranh luận về xe tăng là diễn biến mới nhất trong tranh cãi về viện trợ quân sự giữa Ukraine với phương Tây suốt 7 tháng qua. Mỹ do dự hàng tháng trời trước khi cung cấp loại khí tài nào đó - đầu tiên là tên lửa phòng không Stinger, sau đó là hệ thống pháo phóng loạt cơ động cao (HIMARS) - vì lo ngại làm leo thang căng thẳng. Họ chỉ đổi ý lúc chiến sự có chuyển biến và nhu cầu chiến trường thay đổi.

Cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu Ben Hodges phân tích xe tăng phương Tây là nâng cấp lớn về tầm bắn, tốc độ lẫn khả năng kiểm soát hỏa lực cho quân thiết giáp Ukraine, cho phép lực lượng này đánh trúng mục tiêu cách xa đến 1 dặm rưỡi rồi lập tức di chuyển không cho kẻ thù kịp đánh trả. Nhưng công tác huấn luyện bắt buộc cùng hậu cần (một sư đoàn M-1 có thể tiêu thụ đến 600.000 gallon nhiên liệu mỗi ngày) có thể cản trở bước tiến của họ.

“Đây không phải xe cho thuê, có rất nhiều thứ đi kèm. Về cơ bản bạn phải mang theo hàng trăm thứ bổ sung. Hãy nhìn một đoàn xe M-1 ngày nay, theo sau đoàn là hàng trăm gallon nhiên liệu mỗi ngày”, tướng Hodges lưu ý.

Theo một quan chức Mỹ và một nguồn tin khác, hai tuần qua phía Washington bắt đầu thảo luận với các đồng minh châu Âu gồm cả Đức về chuyện viện trợ xe tăng.

Một cố vấn chính phủ Ukraine cho biết họ rất muốn có Leopard. Kyiv cảm thấy thất vọng vì Berlin từ chối cho phép Tây Ban Nha cùng một số quốc gia khác cho đi xe tăng.

Vào tháng 4, Đức cam kết viện trợ xe tăng Leopard và xe chiến đấu bộ binh Marder thông qua kế hoạch hoán đổi. Một số nước thành viên NATO trao số xe tăng cũ (trong đó có Leopard 1) mà họ sở hữu cho Ukraine, sau đó Berlin bù đắp cho họ lượng xe tăng tương đương nhưng hiện đại hơn (Leopard 2).

Đầu năm qua Ba Lan viện trợ Ukraine khoảng 250 xe tăng T-72, đến tháng họ ký hợp đồng mua 250 chiếc M-1 hiện đại nhất.

Vào tháng 5 Đức cam kết chuyển cho Cộng hòa Czech 15 chiếc Leopard để bù đắp cho số khí tài họ chuyển cho Ukraine trước đó. Tháng 8 đến lượt Slovakia nhận được cam kết cấp 15 xe tăng.

Vài nước khác trong đó có Tây Ban Nha đề nghị Đức cho phép giao xe tăng cũ, nhưng bị từ chối do Berlin còn chưa muốn từ bỏ chính sách không xuất khẩu vũ khí đến khu vực có xung đột.

Lời đề nghị chấp thuận xuất khẩu 88 xe tăng Leopard cho Ukraine của công ty quốc phòng Đức Rheinmetall cũng bị từ chối.

Một quan chức quốc phòng Mỹ thừa nhận giúp Ukraine chuyển đổi sang dùng xe tăng NATO là việc phải làm, nhưng trước mắt xe tăng thời Liên Xô dễ vận hành, không cần huấn luyện sử dụng vẫn là phương án tốt nhất.

Bài liên quan
New York Times: Người Ukraine coi việc đồng minh phương Tây bảo vệ Israel là ‘đạo đức giả’
Quân đội Mỹ, Anh và Pháp đã giúp đánh chặn tên lửa và UAV của Iran, nhưng người Ukraine nói rằng họ chưa nhận hỗ trợ tương tự trước các cuộc tấn công của Nga.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương Tây chần chừ trong việc viện trợ xe tăng cho Ukraine