Bản tin 6h ngày 20.2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Việt Nam đã chữa khỏi 1.627 bệnh nhân. Hơn 125.000 người đang cách ly chống dịch trên cả nước.

Sáng 20.2 không có ca mắc COVID-19, năm 2021 Việt Nam có 60 triệu liều vắc xin

SK&ĐS | 20/02/2021, 06:04

Bản tin 6h ngày 20.2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Việt Nam đã chữa khỏi 1.627 bệnh nhân. Hơn 125.000 người đang cách ly chống dịch trên cả nước.

Trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 594

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.316

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 111.662.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 69 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 39 ca, số ca âm tính lần 3 là 55 ca.

chuc-mung-benh-nhan-1-.jpg
Chủ tịch UBND TP Chí Linh, Nguyễn Văn Kiên chúc mừng người khỏi bệnh
a-khoa.jpg
Sáng 19/2/2021, Bệnh viện Dã chiến số 1 TP Chí Linh tiếp tục công bố 22 bệnh nhân khỏi bệnh. 22 bệnh nhân được ra viện lần này có những trường hợp bệnh nhân nặng như chị N.T.N trong quá trình điều trị phải sử dụng thuốc chống đông có tác dụng giảm nguy cơ đông máu của bệnh nhân, giảm nguy cơ tắc mạch trong phổi… Hay như trường hợp BN 1707, 10 tuổi, cả 2 mẹ con đều là bệnh nhân nhưng cháu được công bố khỏi bệnh trước mẹ và được nững bệnh nhân cùng huyện thay mẹ đưa về nhà... Như vậy tính đến nay, Bệnh viện Dã chiến số 1 đã công bố 68 bệnh nhân khỏi bệnh, chiếm ¼ số bệnh nhân đã nhập viện điều trị. Ảnh: SK&ĐS

Về vắc xin, Chiều ngày 19.2, TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vắc xin cho biết, so với tiến độ ban đầu, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị triển khai, rút ngắn 50% thời gian nghiên cứu vắc xin Nano Covax  "made in Việt Nam" phòng COVID-19 nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện liên quan đến tính khoa học, quy trình…

Dự kiến, ngày 26.2, sẽ tổ chức tiêm mũi vắc xin đầu tiên của giai đoạn 2 tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An; đúng theo tiến độ, vào cuối tháng 3.2021 sẽ tiêm mũi vắc xin thứ 2. Đến cuối tháng 4.2021 có kết quả nghiên cứu của giai đoạn 2 đáp ứng được yêu cầu liên quan đến tính an toàn và đặc biệt, tính sinh miễn dịch, sẽ chuyển sang giai đoạn 3 trong đầu tháng 5.2021.

Trước đó, sáng 19.2, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin trong năm 2021 để đảm bảo tiêm đủ cho người dân, Việt Nam cần 150 triệu liều. Bộ Y tế đã đàm phán với chương trình COVAX facility cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều trong năm 2021, chủ yếu dành cho 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, Công ty AstraZeneca cũng cam kết cung cấp 30 triệu liều. 

“Như vậy, tổng số chúng ta có 60 triệu liều vắc xin trong năm 2021. Bộ đang tích cực đàm phán với các công ty khác, một số nước khác để có thêm vắc xin. Tinh thần chung là thực hiện quyết liệt theo chỉ đạo để đảm bảo vắc xin cho người dân, để đảm. bảo hiệu quả trong phòng chống dịch”- Bộ trưởng nhấn mạnh. 

Đại dịch COVID-19 sẽ chưa kết thúc cho tới khi thế giới được tiêm chủng

Phát biểu sau Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 19/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh, bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, Đức và các nước công nghiệp giàu có cần phải phân bổ lượng vaccine đã đặt mua cho các nước đang phát triển trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu sau khi hội nghị kết thúc, Thủ tướng Merkel cho biết vấn đề cơ bản là công bằng và thế giới chỉ có thể chiến thắng được đại dịch COVID-19 khi mọi người trên thế giới đã được tiêm chủng. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức cũng cho biết các nước G7 hiện vẫn chưa thảo luận tỷ lệ cụ thể kho vaccine của mỗi nước có thể phân bổ cho các nước nghèo.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Merkel cũng cho biết Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ bổ sung 1,5 tỷ euro giúp các nước nghèo tiếp cận với vaccine phòng COVID-19. Khoản tài chính của Đức sẽ giúp hỗ trợ các chương trình như sáng kiến phân bổ vaccine COVAX và Chương trình Hợp tác Toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A) trong việc phát triển, sản xuất và phân phối công bằng vaccine, thuốc điều trị, công cụ xét nghiệm, phương pháp điều trị và chẩn đoán trong cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu.

Thủ tướng Merkel nhấn mạnh, với khoản tài chính bổ sung, Đức là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho cuộc chiến đẩy lui đại dịch COVID-19 khi tổng khoản cam kết của Đức lên tới 2,2 tỷ euro.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng 20.2 không có ca mắc COVID-19, năm 2021 Việt Nam có 60 triệu liều vắc xin