Trung Quốc đang sử dụng một chiến thuật mới để thực hiện yêu sách phi lý của mình trên Biển Đông, đó là cho đội tàu cá của mình xâm nhập lãnh hải nước khác đánh bắt cá trái phép. 

Sau Indonesia, đến lượt Malaysia báo động với các tàu cá Trung Quốc

Một Thế Giới | 27/03/2016, 07:36

 Trung Quốc đang sử dụng một chiến thuật mới để thực hiện yêu sách phi lý của mình trên Biển Đông, đó là cho đội tàu cá của mình xâm nhập lãnh hải nước khác đánh bắt cá trái phép. 

Ngày 25.3, Cơ quan an ninh quốc gia Malaysia vừa phát hiện khoảng 100 tàu cá lớn nhỏ của Trung Quốc "xâm nhập trái phép" vùng biển gần cụm bãi cạn Luconia thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Bộ trưởng Bộ an ninh quốc gia Malaysia, ông Shahidan Kassim cho biết số tàu cá của Trung Quốc kể trên đi vào vùng biển này ngày 24.3.
Theo ông Shahidan, chính phủ Malaysia đã chỉ thị cho Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia (MMEA) và hải quân nước này triển khai tàu tuần tra đến khu vực trên để theo dõi sát tình hình. “3 tàu của MMEA đã được triển khai đến khu vực. Các tàu của Hải quân hoàng gia Malaysia (RMN) cũng đang ở đó. Máy bay Bombardier đang theo dõi toàn khu vực mà nhóm tàu cá Trung Quốc được phát hiện”, ông Shahidan cho biết.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, nơi mỗi năm có 5.000 tỉ USD hàng hóa đi qua.
Trước các cáo buộc của Malaysia, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã "tỉnh bơ" và cho rằng ông không "hiểu các chi tiết" mà chính phủ Malaysia cáo buộc là gì.
"Những gì tôi muốn chỉ ra hiện tại là lúc này đang là mùa đánh bắt cá ở Biển Đông... Tại thời điểm này trong mọi năm, tàu cá Trung Quốc hoạt động trong khu vực trên thực hiện hoạt động nghề cá bình thường", ông Hồng nói.
Hồi đầu tuần, Indonesia cũng phản đối Trung Quốc về sự cố một tàu hải giám Trung Quốc đã giải thoát cho một tàu cá đã xâm nhập lãnh hải Indonesia và đánh bắt cá trái phép. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các tàu trên hoạt động trong vùng đánh bắt cá "truyền thống" và không vi phạm lãnh hải Indonesia.
Trung Quốc còn lớn tiếng đòi Indonesia ngay lập tức thả 8 ngư dân nước này bị lực lượng an ninh Indonesia bắt giữ. Tuy nhiên, Jakarta đã từ chối đề nghị của Bắc Kinh và tuyên bố sẽ xử lý hình sự 8 ngư dân người Trung Quốc.
Trung Quốc cũng thường xuyên ra tuyên bố rằng nước này sẽ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua hòa bình. Nhưng, Trung Quốc lại kiên quyết không chịu đối chất với Philippines trong một phiên tòa của tòa án trọng tài.
Thiên Hà (theo News)
Bài liên quan
Người Nhật đau đầu đối phó với nạn cát vàng đến từ Trung Quốc
Cát vàng là bụi có nguồn gốc từ các sa mạc nội địa của Trung Quốc và Mông Cổ, được gió thổi đến quần đảo Nhật Bản, thường là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau Indonesia, đến lượt Malaysia báo động với các tàu cá Trung Quốc