Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua 13.4, các cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục chuỗi ngày giảm mạnh và xuống dưới mức giá kể từ khi niêm yết. Thị trường đã chứng kiến đà tháo chạy của các nhà đầu tư khỏi 2 cổ phiếu HAG và HNG.

Sau kiểm toán, cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai giảm kỷ lục

Phan Diệu | 14/04/2016, 05:44

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua 13.4, các cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục chuỗi ngày giảm mạnh và xuống dưới mức giá kể từ khi niêm yết. Thị trường đã chứng kiến đà tháo chạy của các nhà đầu tư khỏi 2 cổ phiếu HAG và HNG.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13.4, cổ phiếu HNG của Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (Agrico) và cổ phiếu HAG của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tiếp tục giảm giá mạnh.

Cụ thể, cổ phiếu HAG giảm 2,9% còn 6.700 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên thứ 5 liên tiếp mã này giảm giá. Trong khi đó, cổ phiếu HNG của Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (Agrico) giảm 4,3%. Mức giảm này được ghi nhận là phiên thứ 3 liên tiếp.

Đáng chú ý, trong phiên giao dịch trước đó (ngày 12.4), cổ phiếu HAG và HNG cùng giảm 6,8%. Thị trường đã chứng kiến đà rút chạy của nhà đầu tư khỏi 2 cổ phiếu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Như vậy, với thị giá hiện tại, cổ phiếu HAG đã "bốc hơi" khoảng 67,5% so với năm trước và mất giá khoảng 52,5% so với thời điểm mới niêm yết. So với đầu năm 2015, cổ phiếu HAG đã giảm 15.300 đồng. Còn HNG giảm giá hơn 80% và mất giá hơn 75% kể từ khi lên sàn cuối tháng 7.2015. So với khi niêm yết, một cổ phiếu HNG đã giảm 26.600 đồng.

Được biết, cổ phiếu các công ty của Hoàng Anh Gia Lai giảm giá mạnh sau khi tập đoàn công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán của năm 2015 vào ngày 11.4.

Theo báo cáo này, sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán của HAG đã giảm từ 679 tỉ đồng xuống còn 602 tỉ đồng, bốc hơi 77 tỉ đồng so với báo cáo trước đó. HAG nói rằng có mức chênh lệch này do do tăng giá vốn trích trước sân bay Nongkhang.

Trong văn bản giải trình mức chênh lệch kết quả kinh doanh hợp nhất quý 4/2015 so với báo cáo tài chính được kiểm toán gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM ngày 12.4, tập đoàn này nói Ernst & Young Việt Nam đề nghị Hoàng Anh Gia Lai điều chỉnh tăng giá vốn trích trước của sân bay Nongkhang thêm 124 tỉ đồng; đồng thời giảm 47 tỉ đồng chi phí do vốn hóa chi phí lãi vay trích bổ sung lãi suất 5%/năm của trái phiếu kèm chứng quyền ngành cao su.

Về nghiệp vụ tái cơ cấu nợ, Hoàng Anh Gia Lai nói công ty đang làm việc với các chủ nợ và xin phê duyệt từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc tái cơ cấu nợ.Tuy nhiên, do yêu cầu bảo mật nên công ty không công bố các thông tin chi tiết.

Tính hết năm 2015, HAG đang nợ số tiền lên đến 27.099 tỉ đồng, trong đó vay nợ ngắn hạn chiếm 31%. BIDV hiện là chủ nợ lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai với khoản vay lên đến 10.700 tỉ đồng. Thứ hai là Eximbank với 3.156 tỉ đồng. ACB và Công ty Chứng khoán ACBS (thu xếp phát hành) đứng thứ ba với hơn 2.000 tỉ đồng.

VPBank cũng là chủ nợ lớn của HAGL bởi ngân hàng này đã cho hai công ty mới thành lập là Công ty Cao su Anh Thịnh và Cao su Cường Thịnh vay hơn 900 tỉ đồng liên quan đến HNG. Ngoài ra, BacA Bank, Sacombank, TPBank và ngân hàng liên doanh Việt Lào cũng là các chủ nợ lớn của Hoàng Anh Gia Lai.

Hết năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai có doanh thu hơn 6.200 tỉ đồng, cao gấp đôi so với năm 2014. Thế nhưng, chi phí vay lãi lớn khiến lợi nhuận công ty giảm sút.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau kiểm toán, cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai giảm kỷ lục