Ngày 23.9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42, Nghị quyết 154, Nghị quyết 68 của Chính phủ và Nghị quyết 09 của HĐND TP.HCM về chính sách hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

Sở KH-ĐT TP.HCM: Doanh nghiệp nỗ lực khắc phục khó khăn để tổ chức mô hình 3 tại chỗ

Tú Viên | 23/09/2021, 19:23

Ngày 23.9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42, Nghị quyết 154, Nghị quyết 68 của Chính phủ và Nghị quyết 09 của HĐND TP.HCM về chính sách hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

Báo cáo với đoàn công tác, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) TP.HCM Trần Anh Tuấn thông tin, các doanh nghiệp trong thời gian qua đã rất nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để tổ chức phương án sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ, một cung đường 2 địa điểm (gọi tắt là sản xuất 3T).

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều đánh giá rằng mô hình sản xuất 3T không thể kéo dài bởi nhiều vấn đề. Hạ tầng, cơ sở vật chất nhà máy chỉ thiết kế xây dựng để sản xuất, vốn dĩ không có phương án để tổ chức theo mô hình 3T, do vậy khi phải điều chỉnh sắp xếp để sản xuất theo 3T thì không thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho người lao động sinh hoạt thoải mái như bình thường, chắc chắn có nhiều thiếu thốn.

Nếu kéo dài cách làm này, sức khỏe, tinh thần người lao động sẽ bị ảnh hưởng do cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn, ảnh hưởng tới cuộc sống của từng gia đình và tâm sinh lý người lao động. Mô hình 3T cũng khiến chi phí sản xuất đội lên cao do phải tăng các chi phí cho người lao động, cho công tác phòng chống dịch, cho chi phí xét nghiệm COVID-19.

Sở KH-ĐT TP.HCM đề nghị, cần ban hành ngay hướng dẫn quy trình xử lý F0, F1 khi phát hiện trong các doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo 3T. Ưu tiên tiêm vắc xin nhanh và dứt điểm đối với các doanh nghiệp sản xuất 3T. Cần hỗ trợ doanh nghiệp 3T giảm chi phí do tổ chức 3T gây ra, hỗ trợ xét nghiệm COVID-19 cho công nhân miễn phí.

Về tiêm vắc xin cho người lao động, Sở KH-ĐT TP.HCM đề nghị Nhà nước cấp vắc xin cho doanh nghiệp theo nhu cầu cần tiêm và cho phép các đơn vị tiêm chủng tư nhân có đủ điều kiện tiêm dịch vụ cho doanh nghiệp. Như vậy sẽ nhanh và giảm gánh nặng cho Nhà nước về chi phí tổ chức tiêm.

Về gói hỗ trợ doanh nghiệp, theo Sở KH-ĐT TP.HCM, cần phân loại doanh nghiệp thành 3 nhóm để doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ đúng, trúng và hiệu quả: Doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản; doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động; doanh nghiệp đang hoạt động. Việc hỗ trợ doanh nghiệp theo nguyên tắc doanh nghiệp đang còn hoạt động sẽ được nhận nhiều giải pháp đồng bộ, để được giải cứu đến cùng.

Liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp, ông Nguyễn Bảo Cường, Trưởng Phòng Lao động – Tiền lương – Bảo hiểm xã hội, Sở LĐTB-XH TP.HCM thông tin, Nghị quyết 68 đã giảm 2/3 thời gian, cắt giảm 2/3 thủ tục so với Nghị quyết số 42 năm 2020, thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, thời gian nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, người lao động cũng không đi lại được để hoàn thiện thủ tục.

Đối với Nghị quyết số 09, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 09 được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, góp phần chia sẻ kịp thời khó khăn của người lao động do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải tạm đóng cửa nên việc lập danh sách người lao động còn chậm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Độc đáo giống lúa mùa nổi cao gần 2m ở xứ cù lao Ông Chưởng
Lúa mùa nổi được nông dân tỉnh An Giang canh tác trong hàng trăm năm, là giống lúa truyền thống có thể đạt đến độ cao gần 2m theo con nước lũ. Đặc biệt, cây lúa mùa cho những hạt gạo rất thơm ngon và đảm bảo chất lượng do nông dân không dùng phân, thuốc trừ sâu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở KH-ĐT TP.HCM: Doanh nghiệp nỗ lực khắc phục khó khăn để tổ chức mô hình 3 tại chỗ