Tình trạng thiếu chip - “bộ não” trong mọi thiết bị điện tử, đang ngày càng trở nên tồi tệ kể từ năm ngoái.

Sự thiếu hụt chip máy tính trên toàn cầu lên đến đỉnh điểm

Hoàng Phương | 23/03/2021, 15:05

Tình trạng thiếu chip - “bộ não” trong mọi thiết bị điện tử, đang ngày càng trở nên tồi tệ kể từ năm ngoái.

7360.jpg

Người tiêu dùng đang phải đối mặt với giá cả tăng cao và tình trạng thiếu hụt các sản phẩm từ tivi, điện thoại di động đến ô tô, máy chơi game... khi sự thiếu hụt toàn cầu về chất bán dẫn ngày càng tăng.

Tình trạng thiếu chip - “bộ não” trong mọi thiết bị điện tử, đang ngày càng trở nên tồi tệ kể từ năm ngoái.

Ban đầu, vấn đề chỉ là sự trì hoãn tạm thời về nguồn cung do các nhà máy đóng cửa khi đại dịch COVID-19 lần đầu tiên ập đến.

Tuy nhiên, mặc dù hoạt động sản xuất đã trở lại bình thường, nhưng sự gia tăng nhu cầu sử dụng được thúc đẩy bởi đại dịch khiến sự thiếu hụt chip đang dần đến mức đỉnh điểm.

Các nhà sản xuất ô tô đầu tư vào xe điện công nghệ cao, sự bùng nổ doanh số bán tivi và máy tính gia đình cũng như sự ra mắt các hệ máy chơi game mới và điện thoại di động hỗ trợ 5G đều đang thúc đẩy nhu cầu sử dụng chip.

Ngay cả Apple hùng mạnh, một công ty trị giá 2.000 tỉ USD và là khách mua chất bán dẫn lớn nhất thế giới với chi tiêu 58 tỉ USD/năm đã buộc phải trì hoãn trong 2 tháng việc ra mắt chiếc iPhone 12 được quảng cáo rầm rộ vào năm ngoái, do thiếu hụt chip.

Neil Campling, nhà phân tích công nghệ và truyền thông tại Mirabaud cho biết: “Chip có giá trị tuyệt đối. Cơn bão cung - cầu đang diễn ra trên thế giới. Nhưng về cơ bản, mức độ cầu mới là không thể theo kịp, mọi công ty đều gặp khủng hoảng và sự việc ngày càng trở nên tồi tệ hơn”.

Tập đoàn Ford gần đây đã tạm dừng hoạt động tại 2 nhà máy ô tô và cho biết có thể mất lợi nhuận lên tới 2,5 tỉ USD trong năm nay do tình trạng thiếu chip. Còn Công ty Nissan đang ngừng sản xuất tại các nhà máy ở Mexico và Mỹ. General Motors cho biết họ có thể mất lợi nhuận lên tới 2 tỉ USD.

Tháng trước, Công ty Sony cùng với các nhà sản xuất máy chơi game khác vốn đã phải vật lộn với tình trạng thiếu chip năm ngoái, cho biết họ có thể không đạt được mục tiêu doanh số cho máy PS5 mới trong năm nay bởi nguồn cung chất bán dẫn. Xbox của Microsoft cũng dự báo các vấn đề về nguồn cung sẽ tiếp tục diễn ra ít nhất đến nửa cuối năm nay.

Ví dụ điển hình nhất về cuộc khủng hoảng chất bán dẫn đến từ Tập đoàn Samsung, khách mua chip đứng thứ 2 trên thế giới cho các sản phẩm của mình, chỉ sau Apple. Đầu tuần này, công ty cho biết họ có thể phải hoãn việc ra mắt smartphone mới nhất do tình trạng khan hiếm, mặc dù chính họ cũng là nhà sản xuất chip lớn thứ 2 thế giới. Neil Campling nhận xét: “Thật không thể tin được khi Samsung bán 56 tỉ USD chất bán dẫn cho người khác và tự chi tiêu 36 tỉ USD mặt hàng đó, mà lại dẫn đến việc họ phải trì hoãn việc ra mắt một trong những sản phẩm của chính mình".

Đồng giám đốc điều hành của Samsung, Koh Dong-jin, cũng là người đứng đầu bộ phận kinh doanh di động của hãng, đã nhấn mạnh vấn đề quan trọng khi nói rằng có sự “mất cân bằng nghiêm trọng”.  

Các nhà sản xuất ô tô, vốn đã cắt giảm đặt hàng chip do doanh số bán xe giảm vào năm ngoái, giờ nhận ra rằng mình sẽ phải xếp ở cuối hàng đặt mua chip khi thị trường phục hồi. Toàn bộ ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu đặt mua chip có trị giá lên đến khoảng 37 tỉ USD, trong đó các công ty lớn nhất như Toyota và Volkswagen chi hơn 4 tỉ USD, nhưng họ chỉ được ví như những khách hàng tương đối nhỏ về chất bán dẫn.

Sự thiếu hụt chip có vẻ vẫn sẽ tiếp diễn. Có thể phải mất tới 2 năm nữa để các nhà máy sản xuất chất bán dẫn phức tạp đi vào hoạt động. Vì vậy các nhà sản xuất đang trong quá trình tăng giá đáng kể lần thứ 2 trong vòng chưa đầy một năm. Campling nhận định: “Không có dấu hiệu nào cho thấy nguồn cung sẽ bắt kịp hoặc nhu cầu sẽ giảm đi trong khi giá cả đang tăng trên toàn chuỗi. Hãy chờ xem, xe hơi sẽ đắt hơn, điện thoại sẽ đắt hơn. Máy iPhone năm nay sẽ không rẻ hơn năm ngoái".

Theo The Guardian
Copy Link
Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
15 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự thiếu hụt chip máy tính trên toàn cầu lên đến đỉnh điểm