Ngày mai là hạn chót để lính Mỹ tại Kabul rút quân khỏi Afghanistan. Phóng viên của tờ Times đã có bài tường thuật sống động về không khí quanh sân bay.

Taliban đang kiềm chế để không nổ súng vào lính Mỹ tại Kabul

Anh Tú | 30/08/2021, 12:25

Ngày mai là hạn chót để lính Mỹ tại Kabul rút quân khỏi Afghanistan. Phóng viên của tờ Times đã có bài tường thuật sống động về không khí quanh sân bay.

Quần áo bị xé toạc của những người chết và bị thương do vụ tấn công liều chết đã được các công nhân chất đống rác tại bức tường vành đai ở Sân bay Quốc tế Hamid Karzai hôm 29.8.

Những cuộc tấn công liều chết đẫm máu, được thực hiện bởi những kẻ khủng bố trong những ngày cuối Mỹ hiện diện ở Afghanistan cho thấy sự khốc liệt tại đây. Các chiến binh Taliban đã được giao nhiệm vụ bảo vệ chu vi của sân bay Kabul khi các lực lượng Mỹ còn lại bắt đầu di chuyển trở lại các vị trí đóng quân bên trong khu nhà ga, chờ Mỹ rút toàn bộ vào ngày mai.

Sau vụ đánh bom liều chết hôm 26.8 tại sân bay, tôi thấy rất nhiều quần áo của những người chết được người Afghanistan mang từ nơi xảy ra vụ nổ đến một bãi rác giữa cổng chính phía nam của sân bay và Cổng tu viện, nơi xảy ra vụ nổ đã giết chết 13 nhân viên Mỹ và ít nhất 170 người Afghanistan, một số người trong số đó đã chết khi quân đội Mỹ nổ súng trong sự hoảng loạn và bối rối của thời điểm này. Taliban dường như đang kiểm soát hoàn toàn phía nam và đông nam của vành đai, đã có động thái để đảm bảo hành lang này sau vụ nổ. Các tay súng với vũ khí Mỹ là chiến lợi phẩm xuất hiện khắp nơi trong khi hiếm có người dân nào thấp thoáng trên đường phố.

Các chiến binh đứng chặn giữa các trạm kiểm soát được thiết lập bằng Humvees và các phương tiện đặc biệt từng thuộc về cơ quan an ninh Afghanistan, NDS.

Đeo kính râm Oakley của quân đội, đội mũ bảo hiểm của Lực lượng Đặc biệt và thiết bị bảo vệ đầu gối và khuỷu tay của Blackhawk; Mang ba lô đựng nước CamelBak và súng trường g M4, ngoài mái tóc dài, râu và sở thích dùng thuốc lá cuốn thay vì kẹo cao su, các chiến binh Taliban dường như thích học theo phong cách của lực lượng mà họ vừa mới đối đầu.

Tuy nhiên, ngay cả trong những giờ cuối cùng ghi nhận sự hiện diện của Mỹ, với việc các chỉ huy cấp cao của cả hai bên liên lạc cẩn thận, đối địch không bao giờ xa. Một chiến binh Taliban nói với tôi: “Chúng tôi có lệnh không được giết người Mỹ nếu không chúng tôi sẽ sẵn sáng làm như vậy. Nếu những mệnh lệnh đó thay đổi, chúng tôi sẽ tấn công họ ngay lập tức".

Một nhóm nhỏ dân tìm cách tiếp cận vị trí của chiến binh này. Trong số đó có một thanh niên người Afghanistan nói thông thạo tiếng Anh và nhận được lời mời từ Mỹ cho chuyến bay sơ tán nhưng không tìm được cách nào vào bên trong sân bay. “Xin hãy giúp tôi”, anh cầu xin. Người lính Taliban đã đuổi anh ta đi.

Tiếp theo, một phụ nữ trẻ đang quẫn trí từ Helmand đến gần tôi, chỉ qua tay súng Taliban để nhờ tôi giúp đỡ. Cô đã mất tung tích chồng và hai đứa con - một bé trai bốn tuổi và một bé gái năm tuổi - khi họ bị chia cắt sau vụ đánh bom hôm 26.8. “Tôi chắc chắn rằng họ phải có trên máy bay ở đâu đó nhưng bị mất điện thoại nên họ không thể gọi để nói cho tôi biết họ ở đâu”, người phụ nữ kêu gào. “Hãy giúp tôi tìm họ. Họ phải trên một chiếc máy bay. Tôi tiếp tục thử số của chồng tôi nhưng điện thoại bị tắt. Có thể họ đang ở Mỹ”. Tôi không thể tìm được lời giải thích cho niềm tin tuyệt vọng và phi lý như vậy. Những lời kêu gào đau khổ của người phụ nữ chỉ chấm dứt khi Taliban đuổi cô ấy đi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
13 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Taliban đang kiềm chế để không nổ súng vào lính Mỹ tại Kabul