Taliban vừa bổ nhiệm Suhail Shaheen - phát ngôn viên của tổ chức này đang thường trú Qatar làm Đại sứ Afghanistan tại Liên Hợp Quốc, đồng thời gửi thư yêu cầu đại diện của họ được phát biểu tại cuộc họp Đại Hội đồng (UNGA) diễn ra tuần này.

Taliban yêu cầu được phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng LHQ

Cẩm Bình | 22/09/2021, 08:26

Taliban vừa bổ nhiệm Suhail Shaheen - phát ngôn viên của tổ chức này đang thường trú Qatar làm Đại sứ Afghanistan tại Liên Hợp Quốc, đồng thời gửi thư yêu cầu đại diện của họ được phát biểu tại cuộc họp Đại Hội đồng (UNGA) diễn ra tuần này.

Thư yêu cầu do nhân vật được Taliban bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Afghanistan Amir Khan Muttaqi gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, hãng Reuters cho biết.

Farhan Haq - phát ngôn viên của Ngoại trưởng Muttaqi - xác nhận thông tin trên. Yêu cầu của Taliban được Ủy ban Chứng nhận (Credentials Committee) xem xét.

taliban.jpg
Suhail Shaheen - phát ngôn viên Taliban thường trú tại Qatar được Taliban bổ nhiệm làm Đại sứ Afghanistan tại Liên Hợp Quốc - Ảnh: Reuters

Ủy ban hiện chưa thể họp bàn nên khó có khả năng Ngoại trưởng Muttaqi xuất hiện phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới. Trước lúc ra quyết định cuối cùng, người đại diện cho Afghanistan tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) vẫn là ông Ghulam Isaczai do chính quyền bị lật đổ tháng trước bổ nhiệm.

Ông Isaczai dự kiến sẽ phát biểu tại cuộc họp UNGA vào ngày 27.9. Chưa rõ liệu có quốc gia nào vì thư yêu cầu từ Taliban mà lên tiếng phản đối hay không.

Nếu được Liên Hợp Quốc chấp nhận nhân vật mà mình bổ nhiệm sẽ là bước tiến quan trọng giúp Taliban nhận được sự thừa nhận từ cộng đồng quốc tế. Trước đó Tổng thư ký Guterres xác định các quốc gia khác có thể dùng đây làm động lực thúc đẩy Taliban thành lập chính quyền mới đa dạng, có phụ nữ.

Ngày 21.9, Taliban vừa hoàn thiện chính quyền bằng loạt nhân sự bổ nhiệm còn lại. Không phụ nữ nào được bổ nhiệm.

Thông thường Ủy ban Chứng nhận sẽ họp vào tháng 10 hoặc tháng 11 để tái xem xét tư cách của tất cả thành viên Liên Hợp Quốc. Kết quả xem xét sau đó được gửi cho UNGA thông qua trước cuối năm.

Tại UNGA đại đa số trường hợp đồng ý khuyến nghị từ Ủy ban Chứng nhận mà không cần bỏ phiếu. Tuy nhiên lại không có quy định cụ thể, năm 1973 UNGA từng tổ chức bỏ phiếu từ chối tư cách của đại diện Nam Phi bởi lý do chế độ diệt chủng ở quốc gia này.

Năm 2021 ghi nhận biến động chính trị đáng chú ý tại Myanmar và Afghanistan. Nhân vật đại diện cho 2 quốc gia tại UNGA thành vấn đề nhạy cảm mà Ủy ban Chứng nhận đã phải giải quyết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Taliban yêu cầu được phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng LHQ