Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cuối tuần trước thông báo có 4 tàu chở dầu trở thành mục tiêu bị phá hoại ở gần Fujairah nằm ngay bên ngoài eo biển Hormuz. Hai trong số này là tàu Ả Rập Saudi.

Tầm quan trọng của eo biển Hormuz

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 15/05/2019, 20:54

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cuối tuần trước thông báo có 4 tàu chở dầu trở thành mục tiêu bị phá hoại ở gần Fujairah nằm ngay bên ngoài eo biển Hormuz. Hai trong số này là tàu Ả Rập Saudi.

          

Vụ việc xảy ra giữa lúc căng thẳng giữa Iran - Mỹ đang leo thang. Lấy lý do nhận tin tình báo về khả năng Iran và lực lượng ủy nhiệm tấn công quân Mỹ, chính quyền Washington ngoài triển khai lực lượng còn khuyến cáo nguy cơ tàu thương mại lẫn tàu chiến nước này bị phía Tehran nhắm đến khi di chuyển trên các vùng biển khu vực.

Với chiều rộng chỗ hẹp nhất khoảng 33km, eo biển Hormuz là tuyến đường thủy ngăn cách Iran và Oman, kết nối vùng Vịnh với biển Ả Rập.

Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ước tính trong năm 2016, mỗi ngày có khoảng 18,5 triệu thùng dầu đi qua eo biển Hormuz, chiếm 30% lượng dầu thô lẫn sản phẩm dầu dạng lỏng vận chuyển bằng đường biển thời gian đó.

Số liệu từ công ty phân tích Vortexa cho thấy lượng dầu qua đây trong hai năm 2017 và 2018 lần lượt là 17,2 triệu thùng/ngày và 17,4 triệu thùng/ngày - tức gần 1/5 tổng tiêu thụ dầu toàn cầu (100 triệu thùng/ngày).

Tuyến đường vận chuyển cho hầu hết dầu khô xuất khẩu từ Ả Rập Saudi, Iran, UAE, Kuwait, Iraq cũng như khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) do Qatar cung cấp đều là eo biển Hormuz.

Eo biển Hormuz là tuyến vận tải quan trọng - Ảnh: Share America

Khi giữa Iran và Iraq xảy ra chiến tranh trong khoảng thời gian 1980-1988, hai nước đều tìm cách làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu dầu của nhau.

Hạm đội thứ 5 thuộc quân đội Mỹ (đóng tại Bahrain) là đơn vị phụ trách bảo vệ tàu thương mại trong khu vực.

Nhằm giảm thiểu rủi ro, UAE cùng Ả Rập đã cố gắng tìm tuyến đường khác tránh eo biển Hormuz. Xây thêm đường ống dẫn dầu là một trong các phương án.

Những sự cố từng xảy ra ở eo biển Hormuz

Tháng 7.1988, tàu chiến USS Vincennes bắn rơi một máy bay dân dụng Iran khiến 290 người thiệt mạng. Chính quyền Washington giải thích họ nhầm lẫn đây là máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, phía Tehran lên án Mỹ tấn công có chủ ý.

Đầu năm 2008, Mỹ cáo buộc tàu Iran tiếp cận và đe dọa tàu hải quân Mỹ trên eo biển Hormuz.

Tháng 6.2008, Tư lệnh lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Mohammad Ali Jafari dọa áp đặt nhiều biện pháp vận chuyển hàng hóa tại eo biển nếu họ bị tấn công.

Tháng 7.201, tàu chở dầu Nhật Bản M Star bị tấn công. Nhóm chiến binh Abdullah Azzam Brigades có liên kết với al Qaeda lên tiếng nhận trách nhiệm.

Tháng 1.2012, Iran đe dọa phong tỏa Hormuz nhằm đáp trả việc Mỹ cùng châu Âu ban hành trừng phạt nhắm vào ngành dầu mỏ nước này.

Tháng 5.2015, Iran nổ súng vào một tàu dầu treo cờ Singapore vì làm hư hoại một dàn khoan dầu của nước này. Quốc gia Trung Đông còn từng bắt giữ một tàu chở hàng.

Tháng 7.2018, Tổng thống Hassan Rouhan để ngỏ khả năng làm gián đoạn hoạt động vận chuyển dầu qua eo biển Hormuz, sau khi Mỹ kêu gọi nước khác giảm nhập khẩu dầu từ nước này.

Cẩm Bình (theo Reuters)

   
Bài liên quan
Iran dọa phong tỏa eo biển Hormuz
Phát biểu trên kênh truyền hình al-Meyadeen ngày 9.4, chỉ huy nhánh tác chiến hàng hải Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Alireza Tangsiri tuyên bố nước này đủ khả năng phong tỏa eo biển Hormuz nếu thấy cần thiết.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng
3 giờ trước Sự kiện
Sáng 18.4 (mùng 10 tháng 3 âm lịch), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các bộ ngành, cơ quan trung ương, các tỉnh thành, tỉnh Phú Thọ và nhân dân về dự Lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng tại khu di tích Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tầm quan trọng của eo biển Hormuz