Mỹ và Trung Quốc đã có lời qua tiếng lại sau khi một tàu chiến Mỹ đi gần một rạn san hô bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông

Tàu chiến Mỹ thách thức Luật An toàn Giao thông Hàng hải của Trung Quốc

A.T | 08/09/2021, 19:30

Mỹ và Trung Quốc đã có lời qua tiếng lại sau khi một tàu chiến Mỹ đi gần một rạn san hô bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông

Thậm chí, một chuyên gia gọi đó là hành động thách thức đầu tiên của Mỹ đối với quy định mà Bắc Kinh mới đưa ra nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền hàng hải đơn phương của họ.

Quân đội Trung Quốc cho biết tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Benfold của Mỹ hôm nay 8.9 đã đi vào vùng mà họ gọi là lãnh hải của Trung Quốc gần Đá Vành Khăn (thuộc chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp), mà không có sự chấp thuận của chính quyền Bắc Kinh. Hải quân Mỹ sau đó đã cáo buộc Trung Quốc xuyên tạc các hoạt động hàng hải hợp pháp của nước này.

Đây là vụ va chạm đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh yêu cầu thông báo từ các tàu nước ngoài đi vào vùng lãnh hải mà họ đơn phương tuyên bố chủ quyền, bất chấp luật pháp quốc tế. Các nhà quan sát cho biết các quốc gia thách thức những tuyên bố đó sẽ không thèm tuân theo và sẽ rất khó thực hiện các quy tắc do Bắc Kinh đơn phương đặt ra.

Thượng tá Tian Junli, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh quân khu phía Nam phát biểu Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) “đã tổ chức lực lượng không quân và hải quân để theo dõi, giám sát và trục xuất con tàu”.

Ông Tian còn bất chấp thực tế, nói bừa: “Các hành động của phía Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, đây là bằng chứng vững chắc hơn nữa về bá quyền hàng hải và quân sự hóa trên Biển Đông”.

Phía Hạm đội 7 của Mỹ nói rằng tàu USS Benfold “đã khẳng định quyền và tự do hàng hải” ở quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Phía Mỹ sau đó trong một tuyên bố mới, nói rằng tuyên bố của PLA là "sai lầm". “Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện hàng không, hàng hải và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như USS Benfold đã làm ở đây”, tuyên bố nêu. "Không có gì (Trung Quốc) nói khác sẽ ngăn cản được chúng tôi".

Phía Mỹ cho biết tuyên bố của Trung Quốc là “hành động mới nhất trong một chuỗi dài các hành động của (Trung Quốc) nhằm xuyên tạc các hoạt động hàng hải hợp pháp của Mỹ và khẳng định các tuyên bố chủ quyền hàng hải lớn lối và bất hợp pháp của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”.

Biển Đông đang là tâm điểm của căng thẳng Mỹ-Trung. Trung Quốc tiếp tục tuyên bố chủ quyền đơn phương với gần như toàn bộ vùng biển sau khi bỏ qua phán quyết của tòa án quốc tế hồi 2016, trong khi Mỹ ngày càng tỏ ra sẵn sàng thách thức các hành động của Bắc Kinh ở đó và thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải.

Zhang Xiangjun, một chuyên gia về luật hàng hải tại Đại học Fuzhou, cho biết: “Đây là lần đầu tiên một tàu nước ngoài thách thức Luật An toàn Giao thông Hàng hải mới sửa đổi của Trung Quốc kể từ khi nó có hiệu lực".

Kể từ ngày 1.9, Trung Quốc ra quy định yêu cầu các tàu nước ngoài phải báo cáo cho Trung Quốc trước khi đi vào vùng lãnh hải mà họ đơn phương tuyên bố chủ quyền.

“Vì Mỹ có lực lượng quân sự trên biển mạnh nhất thế giới, nên Trung Quốc muốn cho các nước khác thấy quyết tâm thực thi luật mới thông qua thái độ cứng rắn đối với Mỹ. Các biện pháp mà Trung Quốc thực hiện - theo dõi, giám sát và trục xuất - gần như là tất cả các hành động có thể được thực hiện đối với một tàu chiến nước ngoài đã vi phạm luật do Trung Quốc tự đặt ra”.

Các nhà quan sát cho biết Washington sẽ tập trung nhiều hơn vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, nhất là sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu chiến Mỹ thách thức Luật An toàn Giao thông Hàng hải của Trung Quốc