Hai chuyên gia an ninh Mỹ chỉ ra rằng sức mạnh của tên lửa siêu thanh đang bị thổi phồng quá mức.

Tên lửa siêu thanh có thể ‘thay đổi cuộc chơi’ ?

Cẩm Bình | 20/01/2021, 13:54

Hai chuyên gia an ninh Mỹ chỉ ra rằng sức mạnh của tên lửa siêu thanh đang bị thổi phồng quá mức.

Mỹ, Nga, Trung Quốc đều chạy đua phát triển nhiều loại tên lửa bay tầm thấp và có quỹ đạo phẳng hơn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) để giảm thời gian đánh đến mục tiêu. Một số loại còn thay đổi được hướng đi sau khi phóng khỏi bệ.

Nhưng với mô hình phân tích trên máy, hai chuyên gia Cameron Tracy thuộc Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ (UCS) cùng David Wright thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts xác định tên lửa siêu thanh nhanh hơn ICBM ở khoảng cách gần, nhưng ở khoảng cách xa thì bay chậm hơn do lực cản khí quyển.

111.jpg
Đường bay của tên lửa đạn đạo (xanh) và của tên lửa siêu thanh (đỏ) - Ảnh: SCMP

“Hơn nữa, tên lửa siêu thanh khi bay vẫn hiển thị trên hệ thống cảnh báo sớm. Mặc dù này sở hữu vài lợi thế - chẳng hạn như tính cơ động, nhưng hạn chế về vật lý do bay tầm thấp khiến vũ khí này chỉ là một tiến bộ đáng kể chứ không mang tính cách mạng”, theo hai chuyên gia.

100.jpg
Mỹ thử nghiệm phương tiên đẩy siêu thanh gắn cho tên lửa vào cuối năm ngoái - Ảnh: Getty Images

Tên lửa siêu thanh lâu nay được một số nhà phân tích đánh giá là nhân tố “làm thay đổi cuộc chơi”. Vận tốc nhanh gấp 5 lần vận tốc âm thanh chỉ giúp tên lửa siêu thanh thoát khỏi radar chứ vẫn bị phát hiện bởi cảm biến hồng ngoại.

Hai chuyên gia Tracy và Wright giải thích: “Lướt đi với vận tốc siêu thanh trong bầu khí quyển tạo ra sức nóng lớn cho tên lửa cùng không khí xung quanh – dấu hiệu hồng ngoại này nếu đủ lớn sẽ bị cảm biến ghi nhận”.

Vài thập kỷ qua chứng kiến Mỹ, Nga, Trung ra mắt hàng loạt tên lửa siêu thanh. Nga sở hữu Avangard có thể mang đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc thì có DF-ZF cùng DF-17. Mỹ phát triển phương tiện đẩy siêu thanh C-HGB gắn được cho tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn tầm trung.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tên lửa siêu thanh có thể ‘thay đổi cuộc chơi’ ?