Bộ Y tế ghi nhận 11.692 ca nhiễm mới, trong đó có 5 ca nhập cảnh.
Bộ Y tế ghi nhận 11.692 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 11.687 ca ghi nhận trong nước (tăng 3.019 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (có 6.835 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (6.521), Bình Dương (3.609), Đồng Nai (590), Long An (254), Kiên Giang (134), An Giang (121), Tiền Giang (105), Tây Ninh (59), Cần Thơ (43), Đồng Tháp (27), Bình Định (22), Khánh Hòa (18), Đà Nẵng (15), Bình Thuận (15), Cà Mau (14), Bà Rịa - Vũng Tàu (13), Hà Nội (12), Hà Nam (12), Quảng Bình (12), Ninh Thuận (11), Bình Phước (11), Đắk Nông (10), Đắk Lắk (10), Phú Yên (10), Quảng Ngãi (9), Vĩnh Long (6), Hậu Giang (6), Thanh Hóa (4), Bạc Liêu (4), Lâm Đồng (3), Nghệ An (3), Quảng Nam (2), Trà Vinh (1), Bến Tre (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Bình Dương (2.199), TP.HCM (1.350), Tây Ninh (27). Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 707.436 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.189 ca nhiễm).
Có 18/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Kon Tum, Thái Bình, Lạng Sơn.
Số bệnh nhân khỏi bệnh được công bố trong ngày là 11.017 người và số liệu ca tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 240 ca tử vong tại TP. HCM (184), Bình Dương (41), Kiên Giang (3), Bình Thuận (3), Long An (2), Khánh Hòa (1), Hà Tĩnh (1), An Giang (1), Đà Nẵng (1), Bình Phước (1), Tiền Giang (2).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.545 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Tại Hà Nội, ngày 21.9 đã ghi nhận 13 ca mắc COVID-19, trong đó có 2 ca tại khu phong tỏa, 11 ca tại khu cách ly. Các ca mắc mới phân bố theo quận huyện: Thanh Trì (1), Hoàng Mai (1), thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt. Trong đợt dịch 4 (từ 27.4 đến nay) Hà Nội ghi nhận 3.944 trường hợp dương tính COVID-19, trong đó số ca ngoài cộng đồng là 1.598, số ca được cách ly là 2.346.
Sau khi ghi nhận số ca mắc COVID-19 có chiều hướng giảm, nhiều địa phương đã điều chỉnh nới lỏng giãn cách xã hội nhưng vẫn phải bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Hiện tại, các tỉnh đang tăng cường tiêm vắc xin COVID-19 mũi 2 để sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Kính - nguyên Giám đốc Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết mặc dù các tỉnh đã nới lỏng giãn cách và tiến hành tiêm mũi 2 nhưng người dân cũng hết sức đề phòng, không được lơ là với dịch bệnh và những biến chủng mới. “Biến chủng Delta và biến chủng từ Châu Phi đã vô hiệu hóa tất cả các loại vaccine COVID-19 hiện có. Tiêm rồi cũng không có ý nghĩa gì mấy. Chúng ta có tiêm cũng chỉ giảm tử vong, bệnh nhẹ đi, chứ không phải giảm được nguy cơ bùng phát dịch. Như vậy dịch sẽ kéo dài giống như HIV. Dịch HIV xuất hiện năm 1981 và đến bây giờ vẫn tồn tại. Trong 3 năm đầu xuất hiện dịch HIV, các nước đều tìm cách xoá số dịch bệnh này nhưng sau đó phải xác định sống chung với dịch bệnh” - ông Nguyễn Văn Kính cho hay.
Cũng theo Bộ Y tế cho rằng tiêm vắc xin không làm giảm được nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 nên thông điệp mà Bộ Y tế đưa ra vẫn là vắc xin+ 5K. Đây cũng là lý do khiến nhiều địa phương đang phải cân nhắc và có các biện pháp thận trọng đi kèm, nếu áp dụng “thẻ xanh” đối với người đã tiêm chủng, nhất là khi dịch COVID-19 chưa biết khi nào mới kết thúc.