Các đối tượng lừa đảo qua điện thoại giả danh công an, yêu cầu người bị hại ra ngân hàng mở một tài khoản đứng tên của chính người bị hại, đăng ký dịch vụ Internet Banking bằng số điện thoại của kẻ lừa đảo rồi chiếm đoạt tiền.

Thêm thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền ngân hàng qua điện thoại

12/06/2018, 06:39

Các đối tượng lừa đảo qua điện thoại giả danh công an, yêu cầu người bị hại ra ngân hàng mở một tài khoản đứng tên của chính người bị hại, đăng ký dịch vụ Internet Banking bằng số điện thoại của kẻ lừa đảo rồi chiếm đoạt tiền.

Gần đây, các đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều phương thức để chiếm đoạt tiền của chủ thẻ, chủ tài khoản, khách hàng của ngân hàng.

Ngày 11.6, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng trên địa bàn, cảnh báo phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua điện thoại giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án.

Theo đó, gần đây tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua điện thoại VOIP (gọi thoại qua mạng internet thay vì các cuộc gọi qua di động, điện thoại bàn thông thường) mạo danh điều tra viên, cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án có dấu hiệu phức tạp trở lại, với phương thức và thủ đoạn mới.

Cụ thể, các đối tượng lừa đảo qua điện thoại (giả danh công an) yêu cầu bị hại ra một ngân hàng khác để mở một tài khoản đứng tên của chính người bị hại, đồng thời đăng ký dịch vụ Internet Banking cho tài khoản mà mình đã mở bằng số điện thoại của kẻ lừa đảo. Sau đó, các đối tượng đăng nhập chuyển tiền của bị hại sang tài khoản khác qua Internet Banking và chiếm đoạt tiền.

Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tổn thất, rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng, tổ chức tín dụng, NHNN chi nhánh TP.HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng phổ biến phương thức, thủ đoạn lừa đảo mới này với cán bộ, nhân viên ngân hàng và khách hàng để cảnh giác.

Trường hợp khách hàng có đăng ký dịch vụ Internet Banking, nhân viên giao dịch cần trao đổi với khách hàng, hỏi rõ số điện thoại đăng ký dịch vụ Inetnet Banking có phải thuê bao khách hàng đang sử dụng để kịp thời cảnh báo và đề nghị không thực hiện giao dịch chuyển tiền để tránh bị lừa đảo.

Các ngân hàng thương mại cũng được yêu cầu đề xuất giải pháp xử lý kịp thời khi phát hiện các vụ việc lừa đảo, tránh để xảy ra tổn thất, mất an toàn hoạt động.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, NHNN chi nhánh TP.HCM đưa ra văn bản này sau khi nhận được công văn của Công an TP.HCM về việc hỗ trợ, tuyên truyền, cảnh báo phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền qua điện thoại.

Gần đây, các đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều phương thức để chiếm đoạt tiền của chủ thẻ, chủ tài khoản, khách hàng của ngân hàng. Không chỉ là thủ đoạn làm thẻ giả skimming (đánh cắp thông tin thẻ ATM rồi rút tiền), các đối tượng còn lập website giả mạo của ngân hàng, ăn cắp email để đổi thông tin người nhận tiền hoặc chiếm đoạt tiền bằng hình thức giả mạo kênh chuyển tiền Western Union…

Thái Phương/Người lao động

Bài liên quan
Cảnh báo thủ đoạn mới giả mạo ứng dụng CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng
Hiện nay, trên mạng internet đã xuất hiện thủ đoạn mới, tinh vi giả mạo nền tảng tải app của Google Play nhằm lừa khách hàng tải ứng dụng mạo danh app CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử điện tại khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.​

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thêm thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền ngân hàng qua điện thoại