Chiều 23.10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin về các gói hỗ trợ an sinh xã hội cứu trợ người dân trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Thông tin Bình Dương chi nhầm tiền hỗ trợ cho 23.000 trường hợp là thiếu chính xác

Theo TTXVN | 23/10/2021, 19:33

Chiều 23.10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin về các gói hỗ trợ an sinh xã hội cứu trợ người dân trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Chú thích ảnh
Ông Lê Minh Quốc Cường, Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương phát biểu tại buổi họp báo.

Trao đổi với các cơ quan báo chí, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Bình Dương Lê Minh Quốc Cường cho biết, tính đến 23.10, tỉnh đã chi 3 gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân, gồm: Thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ, Nghị quyết số 04 của HĐND tỉnh và Quyết định 12 của UBND tỉnh, với tổng số tiền là 2.596 tỷ đồng.

Trong đó, hai gói an sinh xã hội của tỉnh gồm: Nghị quyết 04 của HĐND tỉnh hỗ trợ cho người ở trọ (300.000 đồng/trường hợp) đến nay đã chi cho 1.423.300 lượt người, với số tiền hơn 427 tỉ đồng; Quyết định 12 của UBND tỉnh về hỗ trợ lương thực (500.000 đồng/trường hợp cho người ở trọ) đến nay đã chi cho 1.394.830 lượt trường hợp, với số tiền là 697 tỉ đồng.

Ông Lê Minh Quốc Cường khẳng định thông tin về việc chi nhầm hơn 23.000 trường hợp với số tiền hàng trăm tỷ đồng là thông tin thiếu chính xác, gây hiểu lầm. Cụ thể, qua rà soát danh sách do địa bàn thị xã Tân Uyên gửi Sở thẩm định để chi hỗ trợ 300.000 đồng tiền ở trọ và 500.000 đồng tiền lương thực, khi đưa vào phần mềm lập danh sách đã phát hiện 23.000 trường hợp trùng lặp trong danh sách nên báo cho địa phương dừng chi hỗ trợ cho những trường hợp này. Đến nay, 23.000 trường hợp trên không được hỗ trợ nên không có việc chi nhầm số tiền này.

Chú thích ảnh
Ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch UBND thị xã Tân Uyên phát biểu tại buổi họp báo - Ảnh: TTXVN

Trao đổi thêm phóng viên về vấn đề trên, Chủ tịch UBND thị xã Tân Uyên Đoàn Hồng Tươi cho biết, đến nay, thị xã Tân Uyên đã chi 2 gói hỗ trợ của tỉnh đạt 95%. Trong danh sách hơn 500.000 lượt người ở địa phương được hỗ trợ; qua rà soát, đối chiếu thì có 2.044 trường hợp chi nhầm, nhưng đã thu hồi lại được toàn bộ số tiền chi nhầm.

Ông Tươi cho biết thêm, riêng việc phát sinh thêm hơn 100.000 đối tượng đến nay chưa nhận hỗ trợ đang được thị xã Tân Uyên khẩn trương chi tiếp cho người dân với tổng số tiền được tỉnh cấp là 39 tỉ đồng.

Đại diện UBND tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Tầm Dương, Chánh văn phòng UNND tỉnh cho biết, với 3 gói hỗ trợ của Chính phủ và của tỉnh, đến này đã có hơn 4 triệu lượt người ở Bình Dương được hỗ trợ trong giai đoạn phòng, chống dịch khó khăn nhất, đặc biệt là người dân trong vùng "khóa chặt, đông cứng".

Ông Nguyễn Tầm Dương khẳng định đến giờ này tỉnh đã trở lại bình thường mới, giai đoạn khó khăn nhất đã vượt qua. Tuy nhiên, về các gói hỗ trợ tỉnh vẫn đang tiếp tục giải ngân đối với những người dân trong danh sách chưa được nhận thì đăng ký tại địa phương đề rà soát và sẽ chi trả trong thời gian tới.

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Tầm Dương, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cung cấp thông tin tại buổi họp báo - Ảnh: TTXVN

Ông Dương cho biết thêm, số tiền chi cho công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến nay chưa có con số thống kê cụ thể, trong đó bao gồm chi các gói hỗ trợ an sinh xã hội, ước tổng số tiền đã chi của tỉnh không dưới 6.000 tỉ đồng.

Trong thời gian phòng, chống dịch, Bình Dương đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng với sự hỗ trợ rất lớn của cộng đồng chung tay chia sẽ trong việc hỗ trợ trang thiết bị y tế, sinh phẩm và nguồn hỗ trợ trực tiếp bằng lương thực, thực phẩm của các tỉnh, thành phố là rất lớn. Có thể nói, những nguồn lực này đã đóng góp tích cực cho công tác “chống dịch như chống giặc” của Bình Dương sớm kiểm soát được dịch bệnh, đưa tỉnh trở lại trạng thái bình thường mới.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thông tin Bình Dương chi nhầm tiền hỗ trợ cho 23.000 trường hợp là thiếu chính xác