Các chuyên gia y tế cho biết đã khởi động nghiên cứu giai đoạn đầu để thử nghiệm PepGNP-Covid19, ứng cử viên vắc xin COVID-19 thế hệ tiếp theo dạng dán cánh tay.

Thử nghiệm vắc xin COVID-19 thế hệ mới dạng dán tay, bảo vệ 1 - 3 năm

Sơn Vân | 20/01/2022, 06:11

Các chuyên gia y tế cho biết đã khởi động nghiên cứu giai đoạn đầu để thử nghiệm PepGNP-Covid19, ứng cử viên vắc xin COVID-19 thế hệ tiếp theo dạng dán cánh tay.

Đây là cách mới nhất để xem xét thay thế các phương pháp tiêm vắc xin COVID-19 truyền thống.

Không giống các vắc xin thông thường kích thích sản xuất kháng thể, PepGNP-Covid19 tập trung vào các tế bào T, chịu trách nhiệm miễn dịch tế bào, loại bỏ các tế bào nhiễm vi rút và ngăn không cho nó nhân lên.

Công ty Emergex Vaccines Holding (Anh) đã thông báo phát triển loại vắc xin dạng dán tay tiềm năng này. Trong khi Trung tâm nghiên cứu y tế Unisanté ở thành phố Lausanne (Thụy Sĩ) phối hợp với Bệnh viện CHUV sẽ tiến hành thử nghiệm vắc xin dạng dán tay, bắt đầu từ ngày 10.1.2022.

Giáo sư Blaise Genton, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết khả năng miễn dịch tế bào này tạo ra "tế bào nhớ", có thể làm vắc xin duy trì lâu hơn và bảo vệ tốt hơn các sản phẩm khác chống lại các biến thể SARS-CoV-2 tiềm ẩn.

Loại vắc xin này sẽ được đưa vào người qua các mũi kim siêu nhỏ trong miếng dán sâu chưa đến 1 mm mà họ hy vọng sẽ cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài với SARS-CoV-2 và loại bỏ nhu cầu tiêm nhắc lại theo mùa.

Blaise Genton nói với Reuters: "Với loại vắc xin mới tạo ra khả năng miễn dịch tế bào này, chúng tôi hy vọng sẽ có thời gian bảo vệ lâu hơn. Chúng tôi chưa biết nhưng có thể là 1 năm, 2 năm, 3 năm".

Để sử dụng vắc xin, miếng dán sẽ được ấn vào da một thời gian ngắn và sau đó được gỡ bỏ.

Các nhà nghiên cứu PepGNP-Covid19 đã bắt đầu thử nghiệm vắc xin ở người 26 tình nguyện viên tuần trước và dự định mỗi người dùng hai liều - một liều cơ bản và một liều mạnh hơn một chút. Họ sẽ theo dõi các tình nguyện viên trong 6 tháng.

thu-nghiem-vac-xin-covid-19-dang-dan-tay-bao-ve-1-3-nam1.jpg
Y tá Maxime Karlen chuẩn bị vắc xin COVID-19 thế hệ mới được sử dụng qua miếng dán cánh tay trong nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 ở Lausanne, Thụy Sĩ, ngày 191.1.2022 - Ảnh: Reuters
thu-nghiem-vac-xin-covid-19-dang-dan-tay-bao-ve-1-3-nam.jpg
Tình nguyện viên Julien Oppliger nghỉ ngơi sau khi nhận vắc xin COVID-19 dạng dán cánh tay - Ảnh; Reuters

Thử nghiệm đầu tiên trên thế giới với ứng cử viên vắc xin COVID-19  dạng dán tay tiếp nối bước khởi đầu vào năm ngoái của nghiên cứu khác ở Lausanne nhằm đánh giá mức độ an toàn của vắc xin sốt xuất huyết thế hệ mới sử dụng công nghệ tương tự.

Vào tháng 11.2021, Emergex Vaccines Holding thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm vắc xin COVID-19 có dạng miếng dán da dễ sử dụng, có thể cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài hơn so với các sản phẩm hiện nay, song chưa rõ quá trình này diễn ra thế nào và đến đâu. Emergex Vaccines Holding không trả lời ngay lập tức khi được đề nghị bình luận.

Emergex Vaccines Holding cho biết đã tuyển dụng 26 người cho cuộc thử nghiệm đầu tiên vào tháng 1.2022. Sản phẩm này có thể bảo quản được đến 3 tháng trong nhiệt độ phòng.

Emergex Vaccines Holding được thành lập vào năm 2016 bởi Thomas Rademacher (giáo sư danh dự về y học phân tử tại Đại học London) để phát triển vắc xin tế bào T và thuộc sở hữu của hãng đầu tư mạo hiểm Vickers Venture Partners (Singapore).

Các công ty dược phẩm đang phát triển cách khác để cung cấp vắc xin COVID-19. Công ty Bharat Biotech (Ấn Độ) cùng các đối tác Codagenix và Viện Huyết thanh Ấn Độ đang thử nghiệm loại vắc xin COVID-19 dạng xịt mũi.

Các thử nghiệm giai đoạn đầu với ứng cử viên vắc xin này, BBV154, đã được hoàn thành ở các đối tượng từ 18 đến 60 tuổi và các liều được phát hiện có thể dung nạp tốt.

Renu Swarup, Chủ tịch Biotechnology Industry Research Assistance Council (Hội đồng Hỗ trợ nghiên cứu ngành công nghệ sinh học), cho biết: “Vắc xin BBV154 Covid của Bharat Biotech là vắc xin xịt mũi đầu tiên được phát triển tại đất nước đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối”.

Có nguồn gốc từ tủy xương, tế bào T là tế bào bạch cầu tạo thành một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Trong khi các loại vắc xin hiện tại chủ yếu tạo ra các kháng thể bám vào vi rút và ngăn chặn chúng lây nhiễm vào cơ thể, vắc xin thế hệ mới chủ yếu tạo ra các tế bào T để tìm và tiêu diệt các tế bào nhiễm vi rút, từ đó ngăn chặn sự nhân lên của vi rút có thể gây bệnh nặng. Các vắc xin COVID-19 hiện tại cũng tạo ra đáp ứng tế bào T nhưng ở mức độ thấp hơn.

Sau một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature, các nhà khoa học cho biết vắc xin nhắm vào đáp ứng của tế bào T có thể tạo ra khả năng miễn dịch lâu hơn nhiều và chống lại các đột biến vi rút SARS-CoV-2 tốt hơn.

Vaxart phát triển vắc xin COVID-19 dạng viên uống đầu tiên

Công ty công nghệ sinh học Mỹ đã phát triển loại vắc xin COVID-19 dạng viên uống đầu tiên trên thế giới, tạo ra đáp ứng tế bào T và một số kháng thể trong mũi.

Vaxart đã phân phối liều lượng cho những người đầu tiên trong một thử nghiệm lâm sàng giữa giai đoạn vào tháng 10.2021 và thử nghiệm xem vắc xin có hoạt động chống lại Omicron không.

Một thử nghiệm quốc tế lớn hơn với 800 người tham gia sẽ diễn ra vào năm 2022. Dữ liệu đầy đủ từ cuộc thử nghiệm ở Mỹ dự kiến sẽ có ​​vào tháng 3.2022.

Vắc xin dạng viên uống có thể bảo quản dễ dàng mà không cần làm lạnh, điều này giúp dễ sử dụng khắp thế giới và khắc phục được chứng sợ kim tiêm.

Nếu cho bạn một viên thuốc và một cốc nước, bạn có thể uống nó ngay lập tức. Niêm mạc là nơi vi rút xâm nhập và nếu ngăn chặn nó ở đó, chúng ta giữ cho mọi người khỏe mạnh hơn và chống lại SARS-CoV-2 cùng các biến thể của nó”, Tiến sĩ Sean Tucker, người sáng lập Vaxart cách đây 17 năm, cho biết.

Bài liên quan
Quân đội Mỹ phát triển vắc xin chống nhiều biến thể SARS-CoV-2 và vi rút đường hô hấp
Các nhà nghiên cứu hy vọng một loại vắc xin mới đang được Quân đội Mỹ phát triển sẽ chống lại không chỉ vi rút SARS-CoV-2 và các biến thể gây ra đại dịch COVID-19 mà còn với các vi rút đường hô hấp khác.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thử nghiệm vắc xin COVID-19 thế hệ mới dạng dán tay, bảo vệ 1 - 3 năm