Để phát triển kinh tế số, Thủ tướng nhấn mạnh tới việc cần phải có xã hội số, công dân số.

Thủ tướng nhấn mạnh cần những công dân số trong quá trình phát triển kinh tế số

Thu Anh | 06/12/2021, 12:40

Để phát triển kinh tế số, Thủ tướng nhấn mạnh tới việc cần phải có xã hội số, công dân số.

Phát biểu kết luận chỉ đạo tại Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ ba - Industry 4.0 Summit (diễn ra ngày 6.12), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng sự tàn phá của COVID-19 thời gian qua là hết sức nặng nề. Tuy nhiên, nhờ sự chung tay của toàn xã hội cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Việt Nam cơ bản khống chế được đại dịch. Đến nay, quan trọng nhất là chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác, không lờ là và không được để mất bình tĩnh.

Đối với Việt Nam, sau thời gian chống dịch, Thủ tướng cho rằng chúng ta chọn cách tiếp cận toàn dân để xử lý vấn đề, lấy người dân làm trung tâm. Bằng những kinh nghiệm có được, Việt Nam rút ra được công thức chống dịch, bao gồm 5K, vắc xin, công nghệ và nhiều biện pháp khác.

can-nhung-cong-dan-so-trong-qua-trinh-phat-trien-kinh-te-so.jpg
Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến - Ảnh: T.A (chụp màn hình)

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh: “Công nghệ giúp xử lý nhiều vấn đề (an sinh xã hội, tiêm chủng…) trong thời gian ngắn nhất có thể”. Từ đó, Việt Nam phải có cách tiếp cận mới, thay đổi tư duy chống dịch mới, chống dịch theo tinh thần thích ứng an toàn, phát triển kinh tế - xã hội.

Trong Diễn đàn, Thủ tướng cũng cho biết Việt Nam đang tập trung hoàn thiện Chương trình phòng chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội tập trung vào những điểm quan trọng, gồm phục vụ công tác y tế, an sinh xã hội, doanh nghiệp, tập trung cho hạ tầng chiến lược, trong đó có hạ tầng chuyển đổi số.

Theo Thủ tướng, hồi phục hay phát triển thì nội lực vẫn là cơ bản (con người, thiên nhiên, văn hóa và truyền thống lịch sử…), nhưng không thể thiếu được những nguồn lực bên ngoài nhằm tạo ra sự đột phá (công nghệ, tiền vốn, khoa học quản trị…). Đặc biệt, để phát triển kinh tế số phải có xã hội số, công dân số.

Về hạ tầng, Thủ tướng đánh giá hạ tầng viễn thông hiện nay tương đối tốt nhưng cần phải nhanh chóng phủ sóng tới các vùng sâu, vùng xa. Đây không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ mà còn là trách nhiệm của các địa phương…

can-nhung-cong-dan-so-trong-qua-trinh-phat-trien-kinh-te-so-2-.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: T.A (Chụp màn hình)

Cũng tại Diễn đàn, theo ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, chuyển đổi số đã và đang thẩm thấu vào mọi mặt của đời sống xã hội, là quá trình thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo đó, ông Nguyễn Xuân Thắng cũng nêu lên 3 xu hướng trong tương lai, gồm tăng nhanh các ngành kinh tế không tiếp xúc; xu hướng làm việc từ xa và không gian phát triển thay đổi.

Cụ thể, trong thời gian dịch COVID-19, hầu hết mọi người đều có sự chuyển đổi phương thức làm việc, từ làm việc trực tiếp chuyển sang làm việc online. Từ bị động, lúng túng nay chúng ta đã nhìn thấy ưu điểm trong cách làm việc mới… Ngoài ra, ông Thắng cũng cho rằng những người làm việc ở tuyến cuối hoặc tuyến giữa có thể làm việc từ xa nhằm giải nén không gian đô thị.

Theo phân tích của Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyển đổi số đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ giữa nhiều yếu tố để không tạo ra những điểm nghẽn hay sự đứt gẫy ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội. Đặc biệt, chuyển đổi số đòi hỏi đổi mới tư duy đi kèm quyết tâm hành động.

Đáng chú ý, ông Thắng nhấn mạnh tới yếu tố con người luôn giữ vai trò quyết định. Để không ai bị bỏ lại đằng sau, tất cả đều cần được kết nối số, cần có những công dân số. Giới trẻ cần có tư duy đổi mới sáng tạo, hướng tới giá trị tốt đẹp của cộng đồng…

Bài liên quan
Thừa Thiên – Huế hướng đến chuyển đổi số trong nông nghiệp
Trong tương lai, ngành nông nghiệp Thừa Thiên - Huế sẽ thu về được những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cũng như những cơ hội hợp tác về chuyển đổi số, đóng góp tích cực vào quá trình đổi số của quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng nhấn mạnh cần những công dân số trong quá trình phát triển kinh tế số