Thủ tướng cho biết, trong lịch sử dựng nước, “tiền bối của chúng ta chưa bao giờ khuất phục ngoại bang, chưa bao giờ lùi bước trước gian khổ. Tiếp nối truyền thống đó, chúng ta phải phấn đấu với sự tự lực, tự cường, lòng tự tôn dân tộc, vượt qua khó khăn thách thức, bảo vệ sự toàn vẹn quốc gia, hướng tới thịnh vượng”.

Thủ tướng: Trong lịch sử dựng nước, tiền bối ta chưa từng khuất phục trước ngoại bang

Bùi Trí Lâm | 08/11/2019, 15:59

Thủ tướng cho biết, trong lịch sử dựng nước, “tiền bối của chúng ta chưa bao giờ khuất phục ngoại bang, chưa bao giờ lùi bước trước gian khổ. Tiếp nối truyền thống đó, chúng ta phải phấn đấu với sự tự lực, tự cường, lòng tự tôn dân tộc, vượt qua khó khăn thách thức, bảo vệ sự toàn vẹn quốc gia, hướng tới thịnh vượng”.

Chiều 8.11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn Quốc hội sau phần đăng đàn của 4 bộ trưởng.

Thủ tướng cho biết, giữa thế kỷ 21, Việt Nam phấn đấu xây dựng nước ta thành nước công nghiệp phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì những khó khăn thách thức là không hề nhỏ. Xóa đói giảm nghèo đã khó, việc theo kịp các nước phát triển lại càng khó khăn hơn nhiều.

Thủ tướng cho biết, trong lịch sử dựng nước, “tiền bối của chúng ta chưa bao giờ khuất phục ngoại bang, chưa bao giờ lùi bước trước gian khổ. Tiếp nối truyền thống đó, chúng ta phải phấn đấu với sự tự lực, tự cường với lòng tự tôn dân tộc, vượt qua khó khăn thách thức, bảo vệ sự toàn vẹn quốc gia, hướng tới thịnh vượng”.

Theo Thủ tướng, thách thức lớn nhất không phải là thoát bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ tụt hậu, mà là thiếu ý chí vươn lên, không hành động vì sợ trách nhiệm. Nguồn lực lớn nhất của đất nước không phải là rừng vàng biển bạc mà là gần 100 triệu người dân. Đảng, Nhà nước cùng hệthống chính trị cam kết lo cho người dân được chăm sóc sức khỏe, có việc làm, không ai bị bỏ lại phía sau. Phấn đấu để người dân Việt Nam làm giàu hợp pháp.

“Chúng ta bày tỏ lòng tiếc thước trước những công dân Việt Nam thiệt mạng trong thảm kịch vừa rồi tại Anh và xin chia buồn với gia quyến. Chúng ta không được phép để thảm kịchđó tái diễn. Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải hành động thiết thực, nhanh, mạnh, hiệu quả hơn nữa để đại được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Chúng ta phải đồng tâm hiệp lực, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm”, Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nêu: “Chúng ta đều thấy rõ, cùng một thể chế, chính sách nhưng một số địa phương tạo được môi trường kinh doanh, đầu tư rất tốt, còn một số địa phương lại chưa tốt. Không ít ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công cao, còn một số nơi lại thấp. Tại sao cùng vướng mắc như nhau, có địa phương lại thành công, có địa phương lại không? Câu trả lời nằm ở quyết tâm của chính chúng ta”.

Thủ tướng cũng chia sẻ, mấy ngày qua, từng thành viên Chính phủ đã nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các đại biểu quốc hội và tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện để đáp ứng kỳ vọng của đồng bào cử tri cả nước. Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp dự báo vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu chủ yếu. Nhưng kế hoạch này sẽ cao hơn nữa nếu tất cả cùng chung tay, hành động quyết liệt.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đôn đốc, tháo gỡ khó khăn về thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, không để bê trễ, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Không để chậm giải ngân vốn đầu tư công làm phát sinh chi phí, giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhưng cũng không để thất thoát, lãng phí, tham nhũng, phải đạt chất lượng tốt nhất.

Về dự án trọng điểm quốc gia là sân bay Long Thành và cao tốc Bắc Nam phía Đông, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã tích cực chỉ đạo thực hiện. Tỉnh Đồng Nai đã cam kết bàn giao mặt bằng vào năm 2020, để hoàn thànhgiai đoạn 1 vào 2025. Đối với 11 dự án thành phần trong cao tốc Bắc Nam thì đã khởi công 1 dự án, 2 dự án sẽ triển khai trong quý 4, 8 dự án PPP đấu thầu sẽ triển khai vào giữa năm sau.

Cho rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng là một cuộc chiến đầy khó khăn thách thức, Thủ tướng khẳng định phải tiếp tục đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, chủ tịch UBND cùng các cơ quan rà soát, đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm…

“Chưa bao giờ đất nước đứng trước nhiều thời cơ và thuận lợi lớn như hiện nay. Chúng ta phải tận dụng triệt để những thời cơ lớn đó, phải nỗ lực bằng tất cả trái tim và khối óc, phải hành động bằng ý chí và sức mạnh của cả dân tộc”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng nêu thực tế Việt Nam đang phải đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt ở các đô thị lớn, trong đó nổi lên là ô nhiễm nguồn nước, không khí, và vấn đề rác thải, úng ngập…

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; Xây dựng các kịch bản phòng ngừa, xử lý sự cố môi trường như ô nhiễm không khí, bụi mịn, an ninh nguồn nước…

Nhắc đến việc triển khai Nghị quyết về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu, Thủ tướng nhìn nhận còn nhiều khó khăn về nguồn vốn, hạ tầng giao thông kết nối còn nhiều bất cập và bờ sông, bờ biển sạt nghiêm trọng...

Ông cho biết Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo, quyết tâm sớm hoàn thành các tuyến đường bộ quan trọng kết nối các địa phương trong vùng ĐBSCL; đặc biệt cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được ưu tiên bố trí đủ vốn và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2021; Dự án cầu Mỹ Thuận 2 sẽ triển khai quý 1.2020 và đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ sớm triển khai thực hiện.

Ngoài ra, Chính phủ có kế hoạch bố trí 16.700 tỉđồng cho các dự án phát triển ĐBSCL. Chính phủ sẽ kiến nghị Quốc hội tiếp tục bố trí đủ 3.400 tỉ đồng nữa từ kế hoạch đầu tư công trung hạn và dự phòng ngân sách Trung ương 2019 để hỗ trợ các địa phương trong vùng.

Theo Thủ tướng, tại kỳ họp đang diễn ra, nhiều đai biểu Quốc hội đã bày tỏ sự quan tâm, lo lắng trước các hành vi vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế trên biển Đông, và hiến kế cho Chính phủ nhiều giải pháp cụ thể.

"Đây cũng là mối quan tâm, nỗi lo lắng chung của đồng bào ta", ông nói và nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, quyền chủ quyền trên vùng biển. Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai hoạt động thực thi pháp luật bằng giải pháp phù hợp, "dĩ bất biến, ứng vạn biến" bảo đảm môi trường phát triển hòa bình, nhưng kiên quyết không nhân nhượng với các hành vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông.

"Chúng ta cũng tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của bạn bè quốc tế, của những quốc gia và lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý", ông nói.

Lam Thanh
Bài liên quan
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: Trong lịch sử dựng nước, tiền bối ta chưa từng khuất phục trước ngoại bang