Sadi Ahmed được cảnh sát Pakistan giải cứu khỏi một đường dây buôn bán nội tạng chỉ vài tiếng trước khi bị đưa lên bàn mổ. Tuy được tự do và may mắn không bị mất nội tạng, nhưng gia đình Sadi Ahmed lại rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, không xu dính túi, mất cả nhà…

Tình cảnh bi thảm của nạn nhân đường dây buôn bán nội tạng ở Pakistan

Tố Loan | 29/01/2017, 10:47

Sadi Ahmed được cảnh sát Pakistan giải cứu khỏi một đường dây buôn bán nội tạng chỉ vài tiếng trước khi bị đưa lên bàn mổ. Tuy được tự do và may mắn không bị mất nội tạng, nhưng gia đình Sadi Ahmed lại rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, không xu dính túi, mất cả nhà…

Sadi Ahmed là một trong số 24 người được cảnh sát Pakistan giải cứu khỏi một đường dây buôn bán nội tạng hồi tháng 10 năm ngoái.

Từ du lịch cấy ghép tạng...

Theo Tiến sĩ Mirza Naqi Zafar,Tổng thư kýHiệp hội Cấy ghép tạng Pakistan, mặc dù nước này đã cấm cấy ghép tạng thương mại từ năm 2010, nhưng số lượng ca cấy ghép bất hợp pháp lại tăng mạnh trong những năm gần đây, lên đến cả trăm ca cấy ghép chui mỗi tháng.

Ông Mirza Naqi Zafar nói rằng phần lớn những ca cấy ghép này có liên quan đến đường dây du lịch cấy ghép tạng với những khách hàng nước ngoài giàu có bay đến Pakistan để chữa bịnh.

Xuất phát từ tình trạng thiếu hụt nội tạng cấy ghép trên toàn cầu, những đường dây buôn bán nội tạng trái phép đã hình thành để lắp đầy khoảng chênh lệch giữa cung và cầu.

Tiến sĩ Naqi Zafar cho biết trên thị trường chợ đen, một ca cấy ghép thận có giá từ 50 ngàn đến 60 ngàn USD (từ 1,2 tỉ đến 1,4 tỉ đồng). Trong khi người hiến tạng chỉ nhận được một số tiền rất nhỏ so với con số này.

... Đến bước đường cùng của những người bị cướp nội tạng

Nhóm tội phạm đã dụ dỗ Sadi Ahmed và các nạn nhân khác tới Rawalpindi thuộc Punjab, Pakistan để làm việc với mức lương hậu hĩnh. Chúng thậm chí còn dàn cảnh đưa những người cần việc làm này đến tòa án để lấy giấy phép lao động. Thực tế, bọn chúng tạo cho họ một lý lịch mới với hồ sơ giấy tờ ngụy tạo để người thân không thể tìm kiếm họ.

Tòa nhà ở ngoại ôRawalpindi, nơi cảnh sát Pakistan giải cứu 24 người chờ ngày bị mổ lấy thận

Cũng như những nạn nhân khác bị giam giữ nhiều tháng dài, Ahmed bị bọn tội phạm buôn bán nội tạng bắt nhốt khoảng 3 tháng. Trong khi chờ đến lượt bị đưa lên bàn mổ để lấy thận, họ bị giam trong một tòa nhà thương mại ở khu vực ngoại thành sầm uất của thành phố Rawalpindi.

Trong chương trình File on 4 của BBC, Ahmed cho biết ngay khi được đưa đến tòa nhà thương mại, bọn môi giới đã tịch thu điện thoại của anh. Và Ahmed nhanh chóng nhận ra rằng sẽ không có công việc với mức lương hậu hĩnh như đã được hứa hẹn.

“Lúc đó có khoảng từ 20 đến 25 người ngồi sẵn ở đó. Chúng ra lệnh cho tôi câm miệng và ngồi yên ở đó. Khoảng 10 phút sau, một người xuất hiện và yêu cầu chuẩn bị đi làm xét nghiệm.

Tôi hỏi ‘Các ông đưa tôi làm xét nghiệm gì vậy? Chúng tôi sẽ làm công việc gì?’ ”

Bọn tội phạm nói thẳng chúng muốn xét nghiệm thận của các nạn nhân, và sẽ trả 300.000 rupees Pakistan (tương đương 65 triệu đồng) cho mỗi quả thận.

Ahmed cho biết họ“bị đánh đập, cấm đi ra ngoài và bị nhốt”:“Bọn chúng còn hăm dọa rằng nếu gặp cảnh sát, cảnh sátsẽ đánh đập chúng tôi và chúng tôi có thể bị giết chết”.

Khi cảnh sát Pakistan đột kích tòa nhà, Ahmed đã được giải cứu đúng lúc. Theo lịch của bọn tội phạm, thì chỉ sau vài tiếng nữa, Ahmed sẽ bị mổ lấy thận tại Trung tâm Thận gần đó.

Mặc dù hạnh phúc khi được tự do, nhưng trong thời gian Ahmed bị bắt cóc, thì vợ và 4 đứa con của anh đã phải vay nợ để lay lất qua ngày.Ahmed mệt mỏi chia sẻ: “Tôi từng có nhà có đất, nhưng nay đã bị gán nợ. Chúng tôi hiện trắng tay, không xu dính túi. Chúng tôi đã mất đi ngôi nhà của mình”.

Viên chức cảnh sát Yasir Mehmood cho biết các nạn nhân đều ‘rất yếu và mất tinh thần” khi anh và các đồng đội tìm thấy họ trong căn phòng bị khóa trái.

Trong khi đó, Zafar Shahab, một người đàn ông độ tuổi ngũ tuần, cho biết ông bị mổ lấy mất một quả thận hồi năm ngoái mà chẳng hề được hỏi ý kiến. Lúc đó, bệnh viện chỉ nói ông cần phải phẫu thuật vì có vấn đề về sức khỏe, còn bản thân ông thì “chẳng có chút ý niệm” gì về chuyện bị cắt mất một quả thận. Sau khi xuất viện về nhà, sức khỏe của ông ngày càng giảm sút.

Zafar Shahab nói: “Tôi không thể lao động, tôi thất nghiệp. Tôi thậm chí còn không nhấc nổi 5kg thì có thể làm được việc gì đây?”.

Khi bệnh nhân cấy ghép tạng lậu cũng trở thànhnạn nhân

Trung tâm Thận, nơi các nạn nhân cho là họ bị bọn tội phạm đưa đến để xét nghiệm và cũng là nơi tiến hành các ca phẫu thuật cấy ghép thận

Tiến sĩ Naqi Zafar cũng là thành viên của một mạng lưới thu thập thông tin y khoa không chính thức trên toàn thế giới nhằm mục tiêu ngăn chận những vụ mua bán nội tạng trái phép. Họ nhận được nhiều thư điện tử từ Anh, Kuwait, Saudi Arabia, Úc và Canada báo cáo tình trạng những người gốc Pakistan từng trải qua cấy ghép tạng ở Trung tâm Thận đã gặp nhiều biến chứng khi trở về nhà.

Ông Zafar cho rằng để ngăn chận tình trạng cấy ghép tạng trái phép, cần có thêm nhiều sự góp sức, ông kêu gọi sự chung tay của những hệ thống điều tra và thu thập thông tin chuyên nghiệp, và các nước có liên quan cần có hành động thích đáng.

Ông nói: “Chúng ta cần nói chuyện với những nước có bệnh nhân có nhu cầu cầy ghép để có biện pháp ngăn chận tình trạng buôn bán tạng”.

Anh là 1 trong những nước châu Âu đã ký kết Hiệp ước quốc tế đầu tiên về chống buôn bán nội tạng người, Bộ Y tế Anh cũng đã ban hành những quy định để ngăn chận buôn bán nội tạng ở trong nước.

Thế nhưng theo các bác sĩ ở Dịch vụ y tế quốc gia (NHS), đang có rất nhiều bệnh nhân muốn ra nước ngoài để được cấy ghép thận. Dữ liệu từ Trung tâm Huyết học và Cấy ghép NHS cho thấy Pakistan là điểm đến số 1 của những bệnh nhân muốn ra nước ngoài ghép thận.

Từ năm 2000 đến nay, ở Anh có khoảng 400 người đăng ký được theo dõi chăm sóc sau phẫu thuật cấy ghép tạng ở nước ngoài. Đó là con số chưa được thống kê đầy đủ, và con số này cũng không bao gồm những bệnh nhân không quay trở lại nước, hay không vượt qua ca phẫu thuật.

Vassilios Papalois, giảng viên bộ môn phẫu thuật cấy ghép tạng tại Imperial College London,từngcấp cứu cho nhiều bệnh nhân gặp biến chứng sau khi cấy ghép tạng ở nước ngoài. Ông vẫn chưa quên trường hợp của một bệnh nhân trẻ mới hai mươi mấy tuổi, có vợ và 1 con nhỏ, đã vay mượn tiền để trả chi phí cấy ghép ở Pakistan.

Đáng tiếc là thận được cấy ghép không phù hợp nên lại phải mổ lấy ra, còn bệnh nhân thì bị nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân kém may mắn này còn bị điếc do bị cho dùng một liều lớn kháng sinh không đúng. Đến lúc anh này hết tiền thì bị đưa lên máy bay trở về Anh. Mặc dù được các bác sĩ Anh nỗ lực cứu chữa, nhưng người này đã qua đời vài ngày sau đó.

Cuối tháng này, Pakistan sẽ mở phiên tòa xử 3 trong số những tên tội phạm. Chúng một mực kêu oan, phủ nhận mọi mối quan hệ với đường dây mua bán và cấy ghép nội tạng bất hợp pháp.

HOÀNG ANH
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đu trend ‘tìm kho báu’ là chia sẻ thông tin sai sự thật
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ông Lê Quang Tự Do khẳng định đây là hành vi đăng tải thông tin sai sự thật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình cảnh bi thảm của nạn nhân đường dây buôn bán nội tạng ở Pakistan