Tổng thống mới của Hàn Quốc Moon Jae-in đã nhanh chóng khởi động nỗ lực quốc tế nhằm xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, một ngày sau khi ông chính thức nhậm chức.

Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi 'cách tiếp cận mới' với Triều Tiên

Hà Ngọc Bách | 12/05/2017, 10:06

Tổng thống mới của Hàn Quốc Moon Jae-in đã nhanh chóng khởi động nỗ lực quốc tế nhằm xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, một ngày sau khi ông chính thức nhậm chức.

Ông Moon muốn có "cách tiếp cận mới" trong vấn đề Triều Tiên mà cụ thể là kêu gọi các bên thực hiện song song 2 biện pháp trừng phạt và đối thoại với Bình Nhưỡng.

Không chỉ muốn xoa dịu Bình Nhưỡng, ông Moon còn có những động thái nhằm xoa dịu Bắc Kinh trong bối cảnh Trung Quốc tức giận vì Hàn Quốc cho Mỹ triển khai hệ thống phòng không tầm cao giai đoạn cuối THAAD trên lãnh thổ của mình.

Trong buổi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc hôm 10.5, ông Moon đã nói rằng ông sẽ ngay lập tức giải quyết tình hình căng thẳng đang ngày càng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.

Ngay sau đó, ông Moon đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về vấn đề chính là tình hình căng thẳng Triều Tiên. Trong các cuộc điện đàm trên, ông Moon đã bàn về cách ứng phó với chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, vốn vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc với hai người đồng cấp.

"Nghị quyết về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên phải được thực hiện toàn diện và liên tục với áp lực từ trừng phạt song song với đàm phán. Trừng phạt Triều Tiên là một phương tiện để ép Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân của họ", phát ngôn viên của ông Moon, Yoon Young-chan tuyên bố.

Ông Moon, người có tư tưởng muốn hòa giải với Triều Tiên cho biết ông có thể sẽ đến Bình Nhưỡng để đàm phán hòa bình "nếu các điều kiện cho phép".

Quan điểm của ông Moon hiện đang trái ngược với Mỹ - đồng minh chính của Hàn Quốc - rằng vấn đề Triều Tiên chỉ có thể giải quyết thông qua cô lập và trừng phạt nặng tay hơn nữa.

Dù vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng 5 này tuyên bố sẽ sẵn sàng gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi cần thiết - thể hiện sự không đoán trước trong quan hệ ngoại giao của Mỹ dưới thời Tổng thống thứ 45.

Các quan chức Mỹ cho rằng hiện không có lý do gì để ngồi vào bàn đàm phán, trừ phi Triều Tiên sẵn sàng cam kết phi hạt nhân hóa.

"Chúng tôi vẫn sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên, nhưng điều đó chỉ xảy ra chừng nào chúng tôi thấy rằng CHDCND Triều Tiên chấm dứt mọi hoạt động bất hợp pháp và những hành vi hung hăng bạo lực", Katina Adams, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.

Trong một phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 11.5, ông Dan Coats Giám đốc cục Tình báo Quốc gia Mỹ nói rằng Triều Tiên là 'mối đe dọa rất lớn, mà Mỹ cần phải giải quyết".

Bình Nhưỡng thường xuyên tuyên bố việc trang bị vũ khí hạt nhân là hành động tự vệ trước nguy cơ có thể bị Mỹ xâm lược.

Thiên Hà (theo Reuters)

Bài liên quan
Lựa chọn nhân sự của Tổng thống đắc cử Donald Trump khiến Kyiv lo ngại
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump công bố các đề cử nội các như Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp, Tulsi Gabbard làm Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia đã thổi bùng lên mối lo ngại từ Kyiv về khả năng hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi 'cách tiếp cận mới' với Triều Tiên