Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Washington trong bối cảnh vô cùng nhạy cảm khi Giám đốc FBI James Comey và đảng Dân chủ chỉ trích ông Trump vì quyết định của mình.
Sự chỉ trích của đảng Dân chủ đến từ việc ông Comey, người đang chỉ huy cuộc điều tra về quan hệ giữa Nga với nhóm vận động tranh cử của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, bất ngờ bị sa thải. Quyết định của nhanh chóng của ông Trump diễn ra trước cuộc gặp với người đứng đầu ngành ngoại giao Nga khiến đảng Dân chủ cho rằng đây là một hành động "bịt mồm".
Nhà Trắng và điện Kremlin nhanh chóng tìm cách ca ngợi cuộc gặp giữa ông Trump với ông Lavrov - quan chức Nga cao cấpnhất gặp Tổng thống Mỹ từ khi ông nhậm chức hồi tháng 1. Tổng thống Trump gọi cuộc hội đàm là "rất tốt" và cho rằng vấn đề liên quan đến ông Comey không ảnh hưởng gì đến cuộc họp đã định trước.
Ông Lavrov bác bỏ những ý kiến chorằng việc sa thải ông Comey là do tác động của Nga,khẳng định đây là quyết định của chính quyền Mỹ và Kremlin không liên quan gì đến chuyện này.
Tuy nhiên, khi gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, ông Lavrov không hề giấu khiếu hài hước của mình khi nói về vụ sa thải gây sốc của Tổng thống Trump. "Ông ta bị sa thải, ông đang đùa tôi à, chắc là ông đùa tôi rồi", ông Lavrov nói.
Hồi tháng trước ông Trump nói rằng quan hệ với Nga hiện đang ở mức xấu nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, sau cuộc gặp ở phòng Bầu Dục, ông Lavrov lại đổ cho chính phủ của ông Obama làm cho quan hệ hai nước xấu đi. Ngoại trưởng Nga cũng không quên nhắc lại ông Trumplà "con người hành động".
Ngoại trưởng Nga cho biết rằng Moscow muốn "đóng một vai trò quyết định" cùng với Mỹ ở Afghanistan và thông tin thêm rằng Tổng thống Trump đang cân nhắc đưa thêm từ 1.500 đến 5.000 quân tới Afghanistan.
Mỹ đã đóng quân tại Afghanistan trong 16 năm qua và vẫn duy trì một lực lượng lên tới 8.400 quân tại nước này. Nhiều báo cáo trước đây của Mỹ quan ngại rằng Nga đang có quan hệ với nhóm vũ trang Taliban.
Ông Lavrov cũng thảo luận ngắn về việc sẽ tạo ra "một giải pháp chính trị" cho tình hình Syria, trong bối cảnh Moscow đã phủ quyết tới 8 nghị quyết liên quan đến Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong thời gian qua. Ngoại trưởng Nga khẳng định Moscow sẽ tiếp tục ủng hộ ông Bashar al-Assad và sự khác biệt trong quan điểm của Washington và Moscow về vấn đề Syria chỉ được thu hẹp một ít.
Tuần trước, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng thuận về việc tạo lập những "an toàn khu" tại Syria nhằm tạo ra những vùng đệm có thể bảo vệ dân thường dưới sự tuần tra bảo vệ trực tiếp của quân đội 3 nước. Ông Lavrov cho biết Mỹ có thể sẽ sớm tham giasáng kiến hòa bình này với việc thành lập những "an toàn khu" riêng của họ ở khu vực miền nam Syria, gần biên giới Israel hoặc Jordan. Tuy nhiên, Mỹ có thể sẽ không lập "an toàn khu" tại vùng đất do các nhóm chiến binh nổi dậy mà họ bảo trợ ở miền bắc Syria.
Ngược lại, Tổng thống Trump bày tỏ sự quan tâm của ông đối với một "mối quan hệ giống như kinh doanh" với Nga.
Tuy nhiên, những hình ảnh từ buổi gặp của ông Trump với ông Lavrov gây không ít phẫn nộ trong chính giới Mỹ. Những hình ảnh được đăng tải cho thấy ông Trump bắt tay với Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak - nhân vật trung tâm trong bê bối quan hệ giữa Nga với đội ngũ cộng sự của ông Trump.
Ông Lavrov cũng phàn nàn rằngnhững "tin đồn thất thiệt" liên quan đến quan hệ của ông Trump với Nga là những "thông tin giả mạo".
Cuối cùng Ngoại trưởng Nga và các lãnh đạo Mỹ cũng bàn về vấn đề khủng hoảngUkraine, nhưng không nhắc đến vấn đề trừng phạt. Trước cuộc họp với ông Lavrov, ông Tillerson đã khẳng định rằng Washington sẽ không bàn thảo về việc bỏ trừng phạt chống Nga chừng nào Moscow chưa đưa ra quyết định đảo ngược lý do gây nên sự trừng phạt - cụ thể là hành động sắp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014.
Moscow hiện muốn Washington xòa bỏ những trừng phạt được ban hànhtừ hồi Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định tôn trọng và không có ý định trả đũa lập trường của chính quyền Mỹ hiện tại.
Ái Vi (theo Independent)