Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres vào tối 23.2 đã tha thiết kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin không tấn công Ukraine và hãy “cho hòa bình một cơ hội”.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tha thiết kêu gọi Nga không tấn công Ukraine

A.T | 24/02/2022, 11:43

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres vào tối 23.2 đã tha thiết kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin không tấn công Ukraine và hãy “cho hòa bình một cơ hội”.

Lời kêu gọi này được đưa ra chỉ vài phút trước khi ông Putin tuyên bố khởi động một chiến dịch quân sự ở Ukraine. Thông báo của ông Putin trên truyền hình được đưa ra trong bối cảnh các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang thúc ép Nga phải đảo ngược hướng đi. Hội đồng đã gấp rút họp khẩn vài giờ sau khi Nga cho biết quân nổi dậy ở miền đông Ukraine đã yêu cầu Moscow hỗ trợ quân sự.

lhq.jpg
Tổng thống Putin và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres - Ảnh: Internet

Ông Antonio Guterres nói trước hội đồng: “Nếu thực sự một chiến dịch đang được chuẩn bị, tôi chỉ có một điều muốn nói từ tận đáy lòng: Tổng thống Putin, hãy ngăn chặn quân đội của ông tấn công Ukraine. Cho hòa bình một cơ hội. Quá nhiều người đã chết rồi”.

Chưa đầy nửa giờ sau khi các thành viên của Hội đồng kêu gọi Nga dừng các động thái đối đầu, ông Putin tuyên bố một chiến dịch quân sự do Nga tiến hành ở đông Ukraine nhằm bảo vệ dân thường. Ông cảnh báo các quốc gia khác rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm can thiệp vào hoạt động của Nga sẽ dẫn đến “hậu quả mà họ chưa từng thấy”.

Không rõ liệu các thành viên Hội đồng có biết về sự phát triển tức thời này hay không.

Nga giữ chức chủ tịch Hội đồng luân phiên trong tháng này, đã nhóm họp chỉ hai ngày sau một phiên họp khẩn cấp khác. Tại cuộc họp lần trước, các thành viên khác bày tỏ không ủng hộ quyết định của Moscow công nhận độc lập với hai khu vực ly khai của Ukraine cũng như việc ra lệnh cho quân đội Nga tới đó để “gìn giữ hòa bình”.

Theo một người am hiểu nội tình, các nhà ngoại giao của Hội đồng hiện đang hoàn thiện dự thảo nghị quyết tuyên bố rằng Nga đang vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và nghị quyết của Hội đồng năm 2015 về Ukraine. Đồng thời, nghị quyết sẽ thúc giục Nga trở lại tuân thủ ngay lập tức.

Trước đó, hôm 23.2, các nhà ngoại giao từ hàng chục quốc gia “thân Nga” đã có mặt tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để tán dương những hành động của Nga đối với đất nước và kêu gọi hành động ngoại giao.

Nga và đồng minh Syria đã bảo vệ các động thái của Moscow. Nhưng ngay cả Trung Quốc, quốc gia thường đứng về phía Nga tại Liên Hợp Quốc, cũng lên tiếng ủng hộ nguyên tắc lâu đời của cơ quan thế giới về tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và biên giới được quốc tế công nhận, dù không nhắc tên Nga.

Trước Hội đồng, Đại sứ Nga Vassily Nebenzia đã miêu tả đất nước của ông đang phải phản ứng lại trước tình cảnh của những người bị vây bắt trong các khu vực ly khai. Nga cáo buộc Ukraine đang tham gia vào bạo lực và áp bức, điều mà Ukraine phủ nhận. Nebenzia nói: “Chúng tôi khuyến khích các vị tập trung vào việc kiểm tra lại ở Kiev ngay hôm nay”.

Trong khi đó, Syria cáo buộc phương Tây sử dụng cuộc họp để gây sức ép với Moscow. Đại sứ Bassam al-Sabbagh nói: “Cuộc khủng hoảng Ukraine được tạo ra bởi các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, nhằm chia rẽ người dân và phá hoại an ninh của Nga".

Cuộc họp đó được tiến hành ngay sau khi các cường quốc phương Tây và một số quốc gia khác áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Tuy nhiên, Đại hội đồng gồm 193 thành viên đã không ra được tuyên bố về bất kỳ hành động tập thể nào.

Về phía Ukraine, Ngoại trưởng Dmytro Kuleba kêu gọi các nước sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn, thông điệp mạnh mẽ và “ngoại giao tích cực” để buộc Nga lùi bước. Ông cảnh báo, một phản ứng mờ nhạt sẽ gây nguy hiểm không chỉ cho Ukraine mà còn cả khái niệm luật pháp quốc tế và an ninh toàn cầu. Kuleba nói: “Chúng ta cần sử dụng cơ hội cuối cùng này để hành động và ngăn chặn Nga dừng bước”.

Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014 và kể từ đó, lực lượng ly khai thân Nga đã chiến đấu với các lực lượng Ukraine ở các khu vực phía đông (Donetsk và Luhansk). Hơn 14.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.

Sau nhiều tuần căng thẳng gia tăng khi Moscow tập trung hơn 150.000 quân sát biên giới Ukraine, Tổng thống Putin hôm 21.2 đã công nhận nền độc lập của Donetsk và Luhansk, đồng thời ra lệnh cho các lực lượng Nga đồn trú với danh nghĩa là “lực lượng gìn giữ hòa bình”.

Tổng thư ký LHQ Guterres phản bác điều đó, ông nói rằng đó là quân đội xâm nhập một quốc gia khác mà không có sự đồng ý từ chủ nhà.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tha thiết kêu gọi Nga không tấn công Ukraine