Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định triển khai binh sĩ, 32 máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache và 8 chiến đấu cơ F-35 đến khu vực Baltic và một số địa điểm dọc theo sườn phía đông của NATO.

Khủng hoảng Ukraine: Mỹ triển khai quân, nhiều nước trừng phạt Nga

Cẩm Bình | 23/02/2022, 08:39

Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định triển khai binh sĩ, 32 máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache và 8 chiến đấu cơ F-35 đến khu vực Baltic và một số địa điểm dọc theo sườn phía đông của NATO.

Đây là thông tin do một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ cho hãng Reuters. Quan chức này cho biết động thái triển khai quân nhằm mục đích trấn an các đồng minh NATO, ngăn chặn hành động xâm lược, và tham gia huấn luyện với quốc gia nơi binh sĩ Mỹ đồn trú.

Song song với triển khai quân là loạt trừng phạt mới. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cùng Anh đều công bố lệnh trừng phạt nhằm vào một số ngân hàng, nghị sĩ Nga, doanh nhân có quan hệ mật thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như những người ủng hộ công nhận Luhansk và Donetsk độc lập. Riêng Đức bắt đầu thực hiện lộ trình tạm ngưng cấp phép cho đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2.

_123338726_hi074048001.jpg
Khủng hoảng Ukraine trở nên tồi tệ trong tuần qua - Ảnh: BBC

Cánh cửa ngoại giao đang dần thu hẹp. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian lần lượt hủy cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov.

“Bây giờ chúng ta thấy rõ cuộc xâm lược đã bắt đầu, rõ ràng Nga không chọn con đường ngoại giao. Vì vậy gặp gỡ lúc này thật vô nghĩa”, theo Ngoại trưởng Blinken.

Loạt diễn biến đáng ngại trên diễn ra sau khi Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) thông qua đề xuất đưa quân ra ngoài lãnh thổ Nga nhằm hỗ trợ lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine của Tổng thống Putin.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Nikolay Pankov phát biểu trước Hội đồng Liên bang Nga: “Đàm phán đã trì hoãn. Giới lãnh đạo Ukraine chọn con đường bạo lực và tắm máu”. Chủ tịch Hội đồng Liên bang Valentina Matvienko cho biết lực lượng Nga sang miền Đông Ukraine dự kiến thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, xem đây là cách đảm bảo Ukraine “không xảy ra nội chiến”.

Cũng trong cuộc họp Hội đồng Liên bang Nga, cơ quan này phê chuẩn quyết định công nhận Luhansk và Donetsk độc lập và các hiệp ước về hợp tác, viện trợ giữa Moscow với hai khu vực ly khai.

Ngày 22.2, Tổng thống Putin công nhận Luhansk và Donetsk độc lập, đồng thời hạ lệnh triển khai quân sang thực hiện nhiệm vụ "gìn giữ hòa bình".

Bài liên quan
Ukraine - Mỹ chưa đạt thống nhất về thỏa thuận đổi đất hiếm lấy đảm bảo an ninh
Hãng Reuters dẫn lời Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết dự thảo thỏa thuận sở hữu đất hiếm giữa Ukraine với Mỹ chưa bao gồm các điều khoản đảm bảo an ninh mà Kyiv cần. Ba nguồn tin khác còn cho biết Mỹ muốn sở hữu đến 50% lượng đất hiếm của Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nội dung ngày làm việc thứ 4 và 5 của kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV
29 phút trước Sự kiện
Ngày 15.2, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 4 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khủng hoảng Ukraine: Mỹ triển khai quân, nhiều nước trừng phạt Nga