UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến dự kiến phương án phân bổ vốn đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách Trung ương.

TP.HCM kiến nghị khẩn Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phân bổ ngân sách như nhu cầu đăng ký

Tú Viên (tổng hợp) | 29/11/2021, 13:15

UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến dự kiến phương án phân bổ vốn đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách Trung ương.

Trước đó, ngày 13.9, UBND TP.HCM có Công văn số 3053 đăng ký nhu cầu kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách Trung ương với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó, nhu cầu vốn nguồn vốn ngân sách Trung ương trong nước là hơn 1.948 tỉ đồng .

Tuy nhiên, theo dự kiến phân bổ được Bộ Kế hoạch Đầu tư thông báo tại Công văn 6926 ngày 11.10, nguồn vốn ngân sách Trung ương trong nước phân bổ cho TP.HCM là hơn 1.768 tỉ đồng, thấp hơn 180 tỉ đồng so với nhu cầu vốn Thành phố đã đăng ký.

Đồng thời, nguồn vốn ngân sách Trung ương nước ngoài, Bộ cũng dự kiến phân bổ chỉ 711 tỉ đồng, trong khi nhu cầu vốn nguồn vốn ngân sách Trung ương nước ngoài của TP.HCM là hơn 3.200 tỉ đồng, tức là thấp hơn đến gần 2.500 tỉ.

Từ đó, UBND TP.HCM đánh giá nguồn vốn ngân sách Trung ương năm 2022 được Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ cho Thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu trong năm 2022.

UBND TP kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phân bố đủ số vốn ngân sách Trung ương trong nước theo nhu cầu vốn Thành phố đã báo cáo hôm 13.9.

Cụ thể, bổ sung 190 tỉ đồng đối với dự án Xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) theo nhu cầu vốn năm 2022 của dự án (300 tỉ đồng); Bổ sung kế hoạch vốn năm 2022 nguồn vốn ngân sách Trung ương nước ngoài theo nhu cầu của Thành phố là 1.870 tỉ đồng.

Đồng thời, ưu tiên, bố trí bổ sung vốn cho Thành phố trong năm 2022 và trong giai đoạn trung hạn 2021-2025 để đầu tư các dự án trọng điểm cấp bách gồm dự án Xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; Dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật); Dự án Cải tạo kênh Hy Vọng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM kiến nghị khẩn Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phân bổ ngân sách như nhu cầu đăng ký