TP.HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15.9.2021; Bình Dương, Long An, Đồng Nai kiểm soát được dịch trước ngày 1.9.2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25.8.2021.

TP.HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15.9

Lam Thanh | 10/08/2021, 14:18

TP.HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15.9.2021; Bình Dương, Long An, Đồng Nai kiểm soát được dịch trước ngày 1.9.2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25.8.2021.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28.7.2021 của Quốc hội khóa 15.

Không để người dân tự phát rời khỏi địa bàn

Nghị quyết nêu rõ, đợt bùng phát dịch lần thứ tư có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường. Đặc biệt, dịch bệnh đã ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc địa bàn TP.HCM và một số tỉnh phía nam với số người bị nhiễm rất cao.

Tuy nhiên, trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, không ít cơ quan, đơn vị, địa phương còn thực hiện chưa thật nghiêm, thật dứt khoát, thực chất các biện pháp theo quy định, thậm chí còn chủ quan, lơ là; thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát. Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục, nhất là ở cơ sở tại một số địa phương.

Việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” ở nhiều nơi còn chưa được quán triệt, chưa đúng; việc tổ chức tiêm vắc xin còn chậm, chưa thật sự khoa học, hiệu quả; việc quản lý, kiểm soát người ra vào vùng có dịch chưa chặt chẽ, không ít nơi còn buông lỏng, chủ quan; việc tổ chức vận tải, lưu thông hàng hóa vẫn còn tình trạng vừa thiếu an toàn, vừa ách tắc cục bộ…

Nghị quyết nêu rõ, về áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chủ động quyết định áp dụng nghiêm các giải pháp theo quy định, tương ứng với các mức độ nguy cơ theo tinh thần Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ. Phương châm là có thể áp dụng sớm hơn, cao hơn nhưng không được chậm hơn, thấp hơn.

Trong đó, việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phải được triển khai thực chất, nghiêm ngặt; làm việc gì phải dứt khoát việc đó, không chần chừ, do dự, chập chờn, thiếu cương quyết, thiếu bản lĩnh. Bám sát thực tiễn với tinh thần “hiệu quả trên hết” phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm…

Tất cả các địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng có dịch hoặc đến từ địa bàn khác theo quy định của địa phương mà không khai báo, người rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định.

dich-benh.png
Nghị quyết của Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh tại TP.HCM trước 15.9

Hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn nhất định trên nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”; dứt khoát không để người dân tự phát rời khỏi địa bàn đang có dịch làm lây lan sang các địa bàn, địa phương khác; xử lý nghiêm các vi phạm,

TP.HCM phấn đấu kiểm soát dịch trước ngày 15.9.2021

Chính phủ yêu cầu các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải quán triệt nghiêm “chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10”, bảo đảm chặt chẽ, thực chất.

Theo đó, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”. Kể từ ngày bắt đầu giãn cách: trong thời hạn 14 ngày phải xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các “vùng xanh”.

Theo đó, có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”, “vùng cam” thành “vùng vàng” và khoanh chặt, thu hẹp “vùng đỏ”; trong thời hạn 28 ngày phải kiểm soát được tình hình trên địa bàn, phải cô lập được các “vùng đỏ” ở phạm vi hẹp nhất.

TP.HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15.9.2021. Các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1.9.2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25.8.2021.

Cùng với việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và thực hiện phương án đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu, tuyệt đối không để ai thiếu đói, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh; kịp thời cấp cứu, chữa bệnh cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi.

Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế cập nhật, bổ sung, hướng dẫn và kịp thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ xét nghiệm bảo đảm khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh lạm dụng, lãng phí. Hướng dẫn, khuyến nghị, khuyến cáo về các thiết bị và sinh phẩm xét nghiệm để các địa phương chủ động mua sắm.

Các địa phương chỉ đạo xét nghiệm “thần tốc” các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao trên địa bàn nhằm phát hiện F0 nhanh nhất phục vụ công tác truy vết và phân loại điều trị ngay; phải kiểm soát, tuyệt đối không bỏ sót, không để F0 tiếp tục tiếp xúc, di chuyển làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Các địa bàn thực hiện phong tỏa cần tập trung xét nghiệm để phát hiện F0 nhanh nhất, không để lây lan ra cộng đồng.

Bộ Y tế hướng dẫn về chuyên môn; các địa phương, bộ ngành chỉ đạo cơ quan y tế, cơ sở y tế thuộc thẩm quyền tổ chức sàng lọc, phân loại người nhiễm theo tình trạng, diễn biến bệnh lý để có biện pháp điều trị phù hợp; bảo đảm giảm tỷ lệ người nhiễm có triệu chứng, tỷ lệ chuyển bệnh nặng hơn ở tất cả các tầng, các lớp điều trị.

Đặc biệt chú trọng việc quản lý, chăm sóc người bị nhiễm chưa có triệu chứng; việc chủ động chuẩn bị oxy y tế (nhất là hệ thống oxy tập trung) ở các tầng điều trị. Điều phối phù hợp, tập trung mọi nguồn lực, trang thiết bị để cứu chữa giảm bệnh nhân nặng, nguy kịch, hạn chế tối đa tử vong. Duy trì hoạt động của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh an toàn.

Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động “ngoại giao vắc xin” bằng mọi biện pháp; thúc đẩy viện trợ, mua, nhập khẩu vắc xin để đáp ứng yêu cầu tiêm nhanh nhất, nhiều nhất có thể, sớm đạt miễn dịch cộng đồng; Bộ Y tế kịp thời phân bổ vắc xin cho các tỉnh, thành phố, trong đó ưu tiên cấp cho địa phương có nhiều người nhiễm, nhiều ca tử vong, tình hình dịch bệnh phức tạp, lây lan nhanh…

Huy động mọi lực lượng y tế công lập, tư nhân và các lực lượng hỗ trợ khác triển khai chiến dịch tiêm vắc xin trên toàn quốc, nhất là tại các địa phương có nhiều ca nhiễm. Tăng cường tìm kiếm và khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tìm kiếm nguồn và mua vắc xin, thuốc điều trị COVID-19; hướng dẫn việc tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin miễn phí cho người dân.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tổ chức thử lâm sàng cùng với các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vắc xin; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, bảo đảm công bằng trong chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin và thuốc điều trị.

Bài liên quan
TP.HCM sẽ có 2 trạm cấp cứu đường không, đường thủy và 3 trung tâm cấp cứu 115
UBND TP.HCM vừa phê duyệt Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP.HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo”, trong đó, có 2 trạm cấp cứu đường không, đường thủy và 3 trung tâm cấp cứu 115.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM sẽ có 2 trạm cấp cứu đường không, đường thủy và 3 trung tâm cấp cứu 115
1 giờ trước Thông tin Y học
UBND TP.HCM vừa phê duyệt Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP.HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo”, trong đó, có 2 trạm cấp cứu đường không, đường thủy và 3 trung tâm cấp cứu 115.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15.9