Máy bay vận tải An-124 của Không quân Nga chở theo thiết bị và vật tư y tế đã hạ cánh xuống sân bay John F. Kennedy tại New York vào chiều 1.4. Tuy nhiên, đến nay chưa rõ liệu có phải Nga đã tặng cho Mỹ 60 tấn trang thiết bị gồm máy thở, khẩu trang, mặt nạ phòng độc và các vật dụng khác không hay đây là một giao dịch thương mại.

Tranh cãi xung quanh lô hàng Nga gửi Mỹ chống COVID-19

05/04/2020, 06:12

Máy bay vận tải An-124 của Không quân Nga chở theo thiết bị và vật tư y tế đã hạ cánh xuống sân bay John F. Kennedy tại New York vào chiều 1.4. Tuy nhiên, đến nay chưa rõ liệu có phải Nga đã tặng cho Mỹ 60 tấn trang thiết bị gồm máy thở, khẩu trang, mặt nạ phòng độc và các vật dụng khác không hay đây là một giao dịch thương mại.

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Trump tại sự kiện G-20 ở Nhật Bản năm 2019 - Ảnh: AP

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng, bằng việc chuyển trang thiết bị y tế hỗ trợ Mỹ trong bối cảnh số ca tử vong ở Mỹ đang tăng mạnh, Nga hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía Mỹ trong trường hợp dịch do coronavirus chủng mới trở nên nghiêm trọng hơn ở Nga trong thời điểm cuối năm.

“Điều quan trọng là, khi đề nghị hỗ trợ những người đồng nghiệp Mỹ, Tổng thống Putin có kỳ vọng rằng: Khi các nhà sản xuất trang thiết bị y tế lấy lại động lực sản xuất, họ sẽ đền đáp lại trong trường hợp cần thiết”, đại sứ quán Nga cho hay.

Ngoài ra, đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov bày tỏ tin tưởng Washington sẽ giúp Moscow khi cần thiết.

Người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng nói rằng, ông Trump đã rất cảm kích chấp thuận viện trợ nhân đạo. “Hiện nay tình hình đã ảnh hưởng tới mọi người, không loại trừ ai, và lan ra toàn cầu, không còn cách nào khác ngoài chung tay hành động trên tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau”, ông Peskov cho hay.

Trước đó, trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tiết lộ rằng Nga sắp gửi hàng viện trợ y tế cho Mỹ. “Và tôi phải nói rằng chúng ta có mối quan hệ tuyệt vời với rất nhiều nước. Trung Quốc đã gửi chúng ta chút đồ, thật tuyệt vời. Nga cũng gửi nguyên một chuyến bay chứa đầy hàng hóa, trang thiết bị y tế, điều đó thật tuyệt”, ông Trump phát biểu.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 1.4 nhấn mạnh rằng lô hàng vật tư y tế của Nga là một giao dịch thương mại đơn thuần, và rằng Mỹ đã trả cho Nga các vật tư cần thiết và chúng “chắc chắn không phải là một món quà”.

Thế nhưng Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 lại gọi lô hàng này là viện trợ thiết bị y tế, vật dụng xuất phát từ lời đề nghị “tốt đẹp” từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Tôi không quan tâm đến việc tuyên truyền của Nga, thậm chí không một chút nào. Ông Putin đã đề nghị viện trợ rất nhiều thiết bị y tế, vật dụng chất lượng cao và tôi đã đồng ý. Điều này có thể cứu rất nhiều mạng người. Tôi sẽ nhận nó mỗi ngày”, ông chủ Nhà Trắng nói.

Vài giờ sau, Bộ Ngoại giao Mỹ đã làm rõ tuyên bố ban đầu, nói rằng các vật tư y tế đã được mua từ phía Nga nhưng được giảm giá, trong khi một vị quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Trump nói rằng Mỹ đã trả toàn bộ số tiền.

Trong một tuyên bố sau đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Washington đã trả tiền cho một nửa số hàng được gửi tới, còn một nửa là do Nga tặng, và số hàng này đã được chuyển cho Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA), một phần của các chuyến hàng hỗ trợ nhân đạo mà Moscow đang gửi tới các nước có nhu cầu.

Trên mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Mỹ đánh giá cao Nga bán các mặt hàng y tế cho Washington dưới mức giá trị thị trường.

“Chúng ta phải hợp tác để đánh bại COVID-19. Đây là lý do tại sao Mỹ đồng ý mua thiết bị bảo vệ y tế cần thiết từ Nga để giúp FEMA đáp ứng nhu cầu tại New York. Đây là thời gian để làm việc cùng nhau chống lại kẻ thù chung đe dọa cuộc sống của tất cả mọi người”, ông Pompeo tuyên bố.

Một số nhà quan sát cho rằng, động thái gửi lô hàng vật tư y tế sang Mỹ của Nga vốn được đánh giá là một “cử chị thiện chí” nhưng thực chất là màn ngoại giao, nhằm phục vụ cho các nỗ lực của Nga trong việc thoát lệnh trừng phạt của Washington đang áp lên Moscow vì can thiệp bầu cử tổng thống năm 2016 và các tranh chấp với Ukraine liên quan tới sự kiện sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Hoàng Vũ (theo AP)

Bài liên quan
7,2 tỉ USD có thể chảy vào Việt Nam ngay khi thị trường chứng khoán được nâng hạng
Ước tính, khoảng 7,2 tỉ USD vốn gián tiếp nước ngoài sẽ chảy vào thị trường Việt Nam ngay sau khi thị trường chứng khoán được nâng hạng. Việc này cũng mang lại 25 tỉ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
14 phút trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi xung quanh lô hàng Nga gửi Mỹ chống COVID-19