Hôm 30.7, Trung Quốc đổ lỗi cho Anh làm xấu đi mối quan hệ giữa hai bên khi Thủ tướng Boris Johnson ban hành lệnh cấm hoàn toàn công nghệ 5G của Huawei. Không những thế, Trung Quốc cáo buộc London can thiệp vào các vấn đề của Hồng Kông.

Trung Quốc chỉ trích Anh vì cấm mạng 5G của Huawei, can thiệp vấn đề ở Hồng Kông

31/07/2020, 09:35

Hôm 30.7, Trung Quốc đổ lỗi cho Anh làm xấu đi mối quan hệ giữa hai bên khi Thủ tướng Boris Johnson ban hành lệnh cấm hoàn toàn công nghệ 5G của Huawei. Không những thế, Trung Quốc cáo buộc London can thiệp vào các vấn đề của Hồng Kông.

Anh sẽ loại bỏ Huawei ra khỏi mạng 5G vào đầu năm sau, và loại bỏ hoàn toàn vào 2027.

Trong một cuộc họp báo kéo dài hơn 1 giờ hôm 30.7, Lưu Hiểu Minh (Đại sứ Trung Quốc tại Anh) nói rằng Vương quốc Anh đang ở "thời điểm quan trọng lịch sử" trong tương lai với Trung Quốc.

Theo BBC, Lưu Hiểu Minh kêu gọi Vương quốc Anh "chống lại áp lực" từ Mỹ để lên án Trung Quốc và bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.

Vương quốc Anh và Trung Quốc đã có một số tranh chấp chính trị những tháng gần đây, trong đó có việc cấm hoàn toàn mạng di động 5G của Công ty công nghệ Huawei ở Anh và luật an ninh mới được áp đặt tại Hồng Kông.

Lưu Hiểu Minh cho biết hy vọng các chính phủ có "đủ trí tuệ và khả năng" để tiến lên từ sự khác biệt của họ "thay vì cho phép các lực lượng chống Trung Quốc và tâm lý Chiến tranh Lạnh làm hỏng mối quan hệ Trung Quốc - Vương quốc Anh".

“Một số chính trị gia người Anh bám vào tâm lý Chiến tranh Lạnh. Họ chơi trò gọi là mối đe dọa từ Trung Quốc, coi Trung Quốc là một quốc gia thù địch, đe dọa một sự tách rời hoàn toàn khỏi Trung Quốc và thậm chí kêu gọi một cuộc Chiến tranh Lạnh mới chống lại Trung Quốc”, Lưu Hiểu Minh nhấn mạnh.

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Anh - Dominic Raab nói rằng Chính phủ Anh sẽ "làm việc để duy trì sự tham gia tích cực, mang tính xây dựng với chính phủ Trung Quốc". Song, ông Dominic Raab cũng nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc Trung Quốc xây dựng lại niềm tin với cộng đồng quốc tế bằng cách sống theo trách nhiệm quốc tế và duy trì các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mình", đồng thời nói thêm: "Vương quốc Anh đang theo dõi. Cả thế giới đang theo dõi".

Lưu Hiểu Minh - Đại sứ Trung Quốc tại Anh

Trong cuộc họp báo giải quyết sự chia rẽ giữa Vương quốc Anh và Trung Quốc kéo dài hơn 1 giờ, Lưu Hiểu Minh lên án "những lời nhận xét vô trách nhiệm" của các bộ trưởng Anh và báo chí trong việc đưa tin về Chính phủ Trung Quốc.

Lưu Hiểu Minh nói Trung Quốc "tôn trọng chủ quyền của Vương quốc Anh và chưa bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của Vương quốc Anh và quan trọng là Vương quốc Anh làm điều tương tự".

Lưu Hiểu Minh kêu gọi Chính phủ Anh "ngừng can thiệp vào các vấn đề của Hồng Kông để tránh làm mối quan hệ Trung Quốc – Anh thêm thiệt hại".

Bên cạnh đó, Lưu Hiểu Minh chỉ trích quyết định cấm Huawei khỏi mạng di động 5G của Anh, gọi đó là "ngày đen tối giữa quan hệ Anh với Trung Quốc và một ngày đen tối hơn với Anh vì bỏ lỡ cơ hội trở thành quốc gia hàng đầu về cơ sở hạ tầng 5G".

Ông đã bác bỏ tuyên bố về sự tham gia của Chính phủ Trung Quốc vào các công ty. Lưu Hiểu Minh nói Chính phủ Trung Quốc ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển, giống như cách Chính phủ Anh quảng bá Rolls Royce và British Steel với Trung Quốc trước đây.

Lưu Hiểu Minh cho biết các báo cáo về việc Trung Quốc đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, bao gồm cả cáo buộc bắt họ triệt sản, là "lời nói dối từ các tổ chức chống Trung Quốc ở Mỹ và không có căn cứ thực tế".

Về đoạn video nghi nhiều người Duy Ngô Nhĩ bị bịt mắt và dẫn đến các đoàn tàu, Đại sứ Trung Quốc tại Anh nói nội dung cho thấy "việc chuyển một nhóm tù nhân" "không liên quan gì đến cái gọi là giam giữ số lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ".

"Luật pháp của Trung Quốc không nhắm vào các nhóm dân tộc cụ thể. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật", ông nói thêm.

Trung Quốc làm gì ở Tân Cương?

Các nhóm nhân quyền cho biết có tới một triệu người Hồi giáo đã bị giam giữ trong các trại tù được canh gác nghiêm ngặt trên khắp tỉnh Tân Cương.

Năm ngoái, BBC đã thấy các tài liệu bị rò rỉ cho thấy 15.000 người từ miền nam Tân Cương được đưa đến các trại chỉ trong một tuần.

Các tài liệu tương tự cho thấy các tù nhân chỉ có thể được tự do khi họ "hiểu sâu sắc bản chất bất hợp pháp, hình sự và nguy hiểm của hoạt động trong quá khứ của họ".

Chính quyền Trung Quốc nói rằng người Duy Ngô Nhĩ đang được giáo dục trong "các trung tâm đào tạo nghề" để chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy nhiều người đang bị giam giữ vì chỉ đơn giản là bày tỏ đức tin của họ, chẳng hạn cầu nguyện, đeo khăn che mặthoặc vì có kết nối ở nước ngoài như với Thổ Nhĩ Kỳ.

Người Duy Ngô Nhĩ, hầu hết là người Hồi giáo, là người Thổ Nhĩ Kỳ và chiếm khoảng 45% dân số Tân Cương.

Tháng trước, một báo cáo của học giả Trung Quốc, ông Adrian Zenz, phát hiện Trung Quốc đang buộc phụ nữ ở Tân Cương phải triệt sản hoặc dùng dụng cụ tránh thai.

Báo cáo đã thúc đẩy các lời kêu Liên Hiệp Quốc mở một cuộc điều tra.

CEO Google, Apple, Facebook, Amazon ở phiên điều trần lịch sử: Ai trả lời nhiều nhất và nói gì?

Nhân Hoàng

Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc chỉ trích Anh vì cấm mạng 5G của Huawei, can thiệp vấn đề ở Hồng Kông