Mỹ đã tiến hành cuộc thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 quy mô lớn nhất thế giới với 30.000 tình nguyện viên tham gia. Đây là một dấu hiệu tích cực trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Tuy nhiên, các quan chức và chuyên gia Mỹ đang vật lộn với một trong những vấn đề khó khăn nhất của đất nước: Những ai sẽ là người đầu tiên được tiêm vắc xin?

Đối tượng nào sẽ được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên tại Mỹ?

30/07/2020, 18:26

Mỹ đã tiến hành cuộc thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 quy mô lớn nhất thế giới với 30.000 tình nguyện viên tham gia. Đây là một dấu hiệu tích cực trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Tuy nhiên, các quan chức và chuyên gia Mỹ đang vật lộn với một trong những vấn đề khó khăn nhất của đất nước: Những ai sẽ là người đầu tiên được tiêm vắc xin?

Đã có nhiều dấu hiệu tích cực về thử nghiệm vắc xin COVID-19 tại Mỹ - Ảnh: Shutterstock

Theo tờ Washington Post, các cuộc thảo luận giữa các quan chức y tế liên bang và các chuyên gia dựa trên kế hoạch được phát triển trong đại dịch cúm H1N1 2009, đã bắt đầu xác định các nhóm ưu tiên cho việc tiêm phòng chống lại COVID-19. Theo đó, nhóm ưu tên cao nhất sẽ là những nhân viên y tế, nhân viên thiết yếu - được coi là những người quan trọng để duy trì cuộc sống, sức khỏe và hoạt động cơ bản của xã hội. Tiếp đó là nhóm dân số có nguy cơ cao nhiễm bệnh gồm người lớn tuổi và những người có bệnh nền.

Một hội đồng tư vấn liên bang cung cấp các khuyến nghị về vắc xin cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã trình bày tổng quan về các nhóm ưu tiên vào tháng trước và thảo luận vấn đề này vào hôm 29.7.

Khi các quan chức và chuyên gia chạy đua để ngăn chặn đại dịch, họ đang vật lộn với bản chất đầy rủi ro của việc thiết lập các ưu tiên tiêm chủng dù các thử nghiệm lâm sàng của ít nhất hai loại vắc xin đã cho thấy kết quả đáng khích lệ. Các quan chức Mỹ đã nói rằng nếu một loại vắc xin được chứng minh là có hiệu quả, những liều đầu tiên có thể có sẵn vào cuối năm nay.

Việc ra quyết định nhóm được tiêm vắc xin đầu tiên sẽ diễn ra trong vài tháng tới và chắc chắn sẽ gây tranh cãi. Các quan chức và chuyên gia phải giải quyết một loạt các vấn đề, bao gồm xem xét về chủng tộc và sắc tộc như ảnh hưởng không cân xứng của COVID-19 đối với các cộng đồng người da màu. Ngoài các bác sĩ và y tá, nhân viên nhà ăn và nhân viên dọn vệ sinh tại bệnh viện có được coi là nhân viên thiết yếu để được ưu tiên không?

“Đây là một vấn đề gây tranh cãi và không phải ai cũng thích câu trả lời”, ông Francis Collins, giám đốc Viện Y tế quốc gia (NIH), đề cập đến quá trình thiết lập các ưu tiên về vắc xin. Phát biểu tại cuộc họp khởi động của ủy ban chuyên gia giúp lập kế hoạch về tiêm chủng vắc xin tuần trước, ông cho biết sẽ có nhiều người cảm thấy rằng họ nên đứng đầu danh sách và không phải ai cũng có thể nhận được vắc xin.

Một ủy ban được thành lập theo yêu cầu của NIH và CDC hiện đang phát triển một chương trình để giúp hội đồng tư vấn liên bang và CDC đặt ra các ưu tiên tiêm chủng cuối cùng. Các chuyên gia này đến từ một nhóm cố vấn độc lập gồm Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học quốc gia, Học viện Y khoa quốc gia. Ủy ban dự kiến ​​sẽ đưa ra một dự thảo ban đầu về vắc xin ngừa COVID-19 vào cuối tháng 8 và phiên bản cuối cùng vào cuối tháng 9.

Tổng quan về các nhóm ưu tiên được đề xuất do hội đồng tư vấn liên bang đưa ra bao gồm các tập hợp những nhóm ưu tiên được xem xét cung cấp vắc xin COVID-19. Đứng đầu danh sách là khoảng 12 triệu nhân viên y tế và các nhân viên thiết yếu khác.

Ngoài những nhân viên thiết yếu, giám đốc Viện Y tế quốc gia Mỹ Francis Collins cho biết danh sách ưu tiên nên bao gồm quân đội và những người ở các địa điểm có COVID-19 hoạt động mạnh mẽ nhất.

Số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong 2 tháng qua. Theo thống kê của Worldometers, tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 4.568.375 ca nhiễm cùng 153.848 ca tử vong. Trong 20 quốc gia hứng chịu những đợt bùng phát COVID-19 lớn nhất thế giới, Mỹ xếp thứ sáu về số ca tử vong theo đầu người, với tỷ lệ 45 ca tử vong/100.000 người.

Trang Nhung (theo Washington Post)

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đối tượng nào sẽ được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên tại Mỹ?