Đó là nhận định của cây viết Ben Blanchardx trên Reuters.

‘Trung Quốc có thể bị phương Tây trừng phạt nặng nếu tấn công Đài Loan’

Phạm Hồng Quân | 21/09/2020, 13:44

Đó là nhận định của cây viết Ben Blanchardx trên Reuters.

Bày tỏ sự tức giận trước chuyến thăm của quan chức cấp cao Mỹ tới Đài Bắc, Trung Quốc huy động 19 máy bay đến gần Đài Loan trong hai ngày tập trận 18.9 và 19.9.

Trung Quốc coi Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời và đã thề một ngày nào đó sẽ “thống nhất” hòn đảo này, thậm chí bằng vũ lực nếu cần.

Vì thế, Trung Quốc nổi giận khi Mỹ tăng cường hỗ trợ Đài Loan, bao gồm hai chuyến thăm trong hai tháng của các quan chức hàng đầu: Bộ trưởng Y tế Alex Azar vào tháng 8 và Keith Krach - Thứ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế hồi tuần trước.

Ngoài ra, Mỹ có kế hoạch bán đến7 hệ thống vũ khí quan trọng cho Đài Loan, trong đó có mìn sát thương, tên lửa hành trình và máy bay không người lái.

Trung Quốc coi tất cả động thái này là sự hỗ trợ hiệu quả của Mỹ cho nền độc lập của Đài Loan, với việc cuối cùng là thành lập Cộng hòa Đài Loan, ranh giới đỏ với Bắc Kinh.

Nhà lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn tuyên bố hòn đảo này là quốc gia độc lập với tên gọi Trung Hoa Dân Quốc và Trung Quốc chưa bao giờ cai trị Đài Loan nên không có quyền gì.

Trung Quốc gọi Đài Loan là vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong quan hệ với Mỹ. Với Trung Quốc, Đài Loan là phần lãnh thổ cuối cùng vẫn đang chờ được “thống nhất”.

Đài Loan và Trung Quốc không có cơ chế đối thoại chính thức, đồng nghĩa là bất kỳ cuộc đụng độ ngẫu nhiên nào giữa máy bay chiến đấu của họ chẳng hạn có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát.

Lực lượng không quân Đài Loan thường xuyên huy động máy bay chiến đấu để chặn máy bay Trung Quốc cố gắng tiếp cận hòn đảo.

Chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan bay bên trên hệ thống phóng rocket đa nòng Thunderbolt-2000 tại căn cứ không quân ở Cao Hùng

Một cuộc xung đột giữa Trung Quốc - Đài Loan có thể khiến Mỹ và các đồng minh châu Á của họ bị ảnh hưởng, dù vẫn còn làcâu hỏi bỏ ngỏ là liệu Washington sẽ hoặc có thể viện trợ cho Đài Bắc hay không.

Trung Quốc có thể nhanh chóng áp đảo Đài Loan bằng các cuộc tấn công tên lửa và mạng trước khi Mỹ có cơ hội đáp trả. Song, bất kỳ cuộc chiến nào cũng sẽ gây tổn hại cho Trung Quốc về danh tiếng quốc tế và kinh tế, đặc biệt nếu nước này phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế rộng rãi của phương Tây.

Đài Loan không chỉ nằm ở vị trí địa lý quan trọng ở rìa Thái Bình Dương giữa Biển Đông với Nhật Bản, mà còn là cường quốc công nghệ, nơi có nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC).

Mỹ coi các công ty công nghệ Trung Quốc là nguy cơ an ninh và đã cắtquyền truy cập của họ vào các chip tiên tiến, bao gồm cả những chip doTSMC sản xuất bằng công nghệ Mỹ.

Quân đội Đài Loan được đào tạo bài bản và được trang bị vũ khí tốt nhưng có nhiều mặt hạn chế so với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - đang đượcbổ sung máy bay chiến đấu tàng hình, tàu sân bay và tên lửa tiên tiến trong chương trình hiện đại hóa ấn tượng.

Bà Thái Anh Văncoi việc nâng cấp quân đội Đài Loan trở thành ưu tiên hàng đầu, nhằm làm cho bất kỳ cuộc tấn công nào sẽ trở nên đau đớn và khó khăn nhất có thể với Trung Quốc. Chẳng hạn, điều này có thể bao gồm các cuộc tấn công xác định bằng tên lửa tầm xa vào các mục tiêu ở Trung Quốc.

Trung Quốc có thể dễ dàng áp đảo Đài Loan bằng tên lửa và các cuộc tấn công trên không. Ngoài ra, Trung Quốc có những lựa chọn khác để khiến hòn đảo này lâm nguy, chẳng hạn tấn công mạng để hạ gục cơ sở hạ tầng cơ bản hoặc phong tỏa hải quân để buộc đầu hàng.

Dù điều gì xảy ra, phản ứng của Mỹ sẽ rất quan trọng.

Hôm 19.9, Lực lượng không quân Trung Quốc công bố video cho thấy máy bay H-6 có khả năng ném bom hạt nhân của họ.Đoạn video mô phỏng cuộc tấn công của H-6 nhằm vào một căn cứ không quân. Nhiều chuyên gia cho rằng địa điểm trong video giống căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam của Mỹ.H-6 từng tham gia vào nhiều chuyến bay của Trung Quốc đến Đài Loan tập trận.

Cả Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹđều không trả lời khi được đề nghị bình luận về video.

Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của Singapore, cho biết video này nhằm mục đích phô trươngsức mạnh máy baytấn côngtầm xa củaTrung Quốc.

“Đoạn video nhằm cảnh báo người Mỹ rằng ngay cả những vị trí được cho là an toàn, ở phía sau như đảo Guam cũng có thể bị đe dọa khi nổ ra xung đột về các điểm chớp nhoáng trong khu vực, có thể là Đài Loan hoặc Biển Đông", ôngCollin Koh nói.

Khi được hỏi về video đó và quyết định phát hành nó của Trung Quốc trong thời gianông Keith Krach đang ở Đài Loan, bà Thái Anh Văn nói các hoạt động gần đây của Trung Quốc có mối đe dọa rộng lớn hơn thay vì chỉ với Đài Loan.

Theo Reuters, khi trao đổi với các phóng viên, bà Thái Anh Văn đã chỉ trích các cuộc tập trận của Trung Quốc trong thời gian ông Keith Krach ở Đài Loan: “Tôi tin rằng những hoạt động này không giúp ích gì cho hình ảnh quốc tế của Trung Quốc và những hoạt động này còn khiến người dân Đài Loan cảnh giác hơn nữa, hiểu rõ hơn bản chất thực sự của Chính phủ Trung Quốc. Ngoài ra, các nước khác trong khu vực cũng hiểu rõ hơn về mối đe dọa từ Trung Quốc. Trung Quốc phải tự kiềm chế và không được kích động”.

Trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ trích chuyến thăm Đài Loan của ông Keith Krach. Tờ Thời báo Hoàn Cầuhôm 18.9 gọi cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc là “diễn tập về việc tiếp quản Đài Loan”.

Cuối ngày 19.9, biên tập viên Hu Xin của Thời báo Hoàn Cầu viết trong bài xã luận rằng Bắc Kinh có thể đáp trả các động thái của Washington bằng vũ lực.

“Nếu Mỹ vàĐài Loan tiếp tục thông đồng để tách hòn đảo khỏi Trung Quốc, chúng tôi tin rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đủ kiên quyết để phóng tên lửa hành trình qua hòn đảo, đưa máy bay chiến đấu lên phía trên hòn đảo để tuyên bố chủ quyền và thực hiện các cuộc tập trận quân sự ở đó. Kết quả là một công trình quân sự mới sẽ được hình thành ở eo biển Đài Loan”,Hu Xin viết.

Xem thêm:Nhà lãnh đạo Đài Loan: Trung Quốc phải tự kiềm chế, không được kích động

Ông Trump và Tập Cận Bình đối đầu ở sự kiện ảo của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Nhà lãnh đạo Đài Loan phản hồi về thông tin nói chuyện với tân Thủ tướng Nhật

Trung Quốc cảnh báo Nhật chớ nên quan hệ gần gũi với Đài Loan sau thông tin sốc

Báo Trung Quốc: ‘Nếu Đài Loan và Mỹ tiếp tục khiêu khích, cuộc chiến sẽ nổ ra’

Báo Trung Quốc mỉa mai 'chính quyền Trump là hổ giấy' khi chấp nhận thỏa thuận TikTok

ByteDance bác tin Mỹ nắm giữ phần lớn TikTok Global, lý giải khoản 5 tỉ USD ông Trump muốn

Báo Trung Quốc, Oracle, Walmart lên tiếng khi ông Trump cho TikTok đường sống ở Mỹ

Ông Trump chấp nhận thỏa thuận TikTok, Oracle và Walmart, đòi 5 tỉ USD lập quỹ giáo dục

Nhiều ngôi sao rục rịch chuyển nền tảng, đối thủ nào của TikTok ở Mỹ sẽ thắng?

CEO TikTok kêu gọi Facebook, Instagram giúp chống lại lệnh cấm TikTok ở Mỹ

TikTok, WeChat bị Mỹ xóa khỏi kho ứng dụng Apple, Google: Thiếu tính năng, tụt hậu

Trả đũa Mỹ, Trung Quốc ban hành quy tắc về danh sách thực thể không đáng tin cậy

Ông Biden bác bỏ việc sắp có vắc xin COVID-19, nói người Mỹ đừng tin lời Tổng thống Trump

Nhân Hoàng
Bài liên quan
ASML bị Mỹ ngăn bảo trì một số thiết bị chip bán cho Trung Quốc
Peter Wennink, Giám đốc điều hành sắp nghỉ hưu của ASML, hôm 24.4 cho biết chính phủ Mỹ sẽ ngăn công ty Hà Lan bảo trì một số máy từng bán cho khách hàng Trung Quốc trong một số trường hợp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Trung Quốc có thể bị phương Tây trừng phạt nặng nếu tấn công Đài Loan’