Các đội tàu cá ở tỉnh Hải Nam sẽ được chính phủ Trung Quốc đào tạo quân sự và cung cấp nhu yếu phẩm như dầu và đá bào nhằm mục đích... "bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông".
Việc huấn luyện quân sự sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, gồm cả diễn tập trên biển, do các đơn vị cấp thành phố của lực lượng dân quân tự vệ (People's Armed Forces Department) thực hiện.
Theo nguồn tin giấu tin ở đảo Hải Nam nói với Reuters, các ngư dân sẽ được trang bị kiến thức về tìm kiếm cứu nạn, chống chịu thiên tai trên biển và "bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc". Những người tham gia sẽ được chính phủ hỗ trợ nhiên liệu và một khoản tiền, với mục đích khuyến khích họ chuyển sang dùng tàu vỏ sắt thay vì tàu vỏ gỗ để đánh bắt xa bờ.
"Lực lượng dân quân biển được mở rộng do nhu cầu của đất nước và vì mong muốn của các ngư dân này nhằm bảo vệ quyền lợi của chúng tôi", nguồn tin là cố vấn cho chính quyền đảo Hải Nam nói.
Đội dân quân biển này của Trung Quốc sẽ làm gia tăng nguy cơ xung đột với tàu nước ngoài trên Biển Đông, tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, nơi 5 nghìn tỉ USD hàng hóa đi qua mỗi năm.
Mỹ đã thực hiện hàng loạt các chuyến tuần tra hàng hải trong khu vực Biển Đông, ngay trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Một số ngư dân và nhà ngoại giao Hải Nam nói một số tàu được trang bị vũ khí hạng nhẹ. Nhà chức trách của chính quyền sẽ phối hợp với dân quân đánh cá, yêu cầu họ thu thập thông tin về hoạt động của các tàu nước ngoài trong khu vực.
Các nguồn tin trong ngành công nghiệp đánh cá của Trung Quốccho biếtcác công ty do nhà nước quản lý chiếm số lượng lớn trong các đội tàu cá của Trung Quốcsẽ thường xuyên đến quần đảo Trường Sa để đánh cá trong tương lai.
Trung Quốc có ngành công nghiệp đánh bắt cá lớn nhất thế giới, nhưng sản lượng cá gần bờ của nước này đã bị cạn kiệt doô nhiễm và đánh bắt quá mức. Để giải quyết tình hình, chính phủ Trung Quốc thúc đẩy ngành công nghiệp đánh cá của nước này chuyển dịch sang đánh bắt xa bờ, đặc biệt là đánh bắt tại những vùng biển "thuộc chủ quyền của Trung Quốc" tại Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi phápvới gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, việc đưa đội tàu cá lớn hoạt động liên tục trong vùng biển được cho là cách để Bắc Kinh "khảng định chủ quyền" trên Biển Đông.
Thiên Hà (theo Reuters)
Ảnh: Một buổi huấn luyện dân quân biển của Trung Quốc