Từ ngày 8.1.2023, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ tất cả biện pháp xét nghiệm axit nucleic phòng chống COVID-19 tại các cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu.

Trung Quốc mở cửa, bỏ mọi xét nghiệm COVID-19, hàng Việt xuất khẩu sẽ bùng nổ

Tuyết Nhung | 30/12/2022, 17:24

Từ ngày 8.1.2023, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ tất cả biện pháp xét nghiệm axit nucleic phòng chống COVID-19 tại các cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu.

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 28.12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ra thông báo với một số nội dung có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo đó, từ ngày 8.1.2023, gỡ bỏ tất cả các biện pháp xét nghiệm axit nucleic phòng chống COVID-19 tại cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả hàng hóa đông lạnh.

Các tỉnh (khu tự trị) có liên quan triển khai nối lại hoạt động thông quan hàng hóa và vận tải hành khách tại các cửa khẩu biên giới một cách trật tự và ổn định theo phân loại và trình tự.

Bộ Công Thương tiếp tục khuyến nghị các doanh nghiệp, địa phương, đặc biệt là địa phương có vùng sản xuất nông sản tập trung xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc cần tiếp tục chủ động cập nhật thông tin về tình hình hàng hóa thông quan qua các cửa khẩu biên giới và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh biên giới phía Bắc trong công tác điều phối lưu lượng hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn.

Sau gần 2 năm theo đuổi với chính sách "zero COVID" và siết chặt quy trình nhập khẩu hàng hóa, đến nay, Trung Quốc đã dần gỡ bỏ các quy định.

Đồng thời, cũng từ ngày 8.1.2023, Trung Quốc sẽ mở cửa biên giới và dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly phòng dịch COVID-19.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết tháng 12.2022, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 785 triệu USD, tiếp tục mức giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng liên tục trong 10 tháng đầu năm nên cả năm 2022, ngành thủy sản xuất khẩu đã cán đích 11 tỉ USD, tăng gần 24% so với năm 2021.

Tháng 12, mặc dù xuất khẩu sang hầu hết các thị trường và khối thị trường đều sụt giảm nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông vẫn tăng 17% mở ra tín hiệu lạc quan về thị trường này trong thời gian tới. Cả năm 2022, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông đã mang về trên 1,8 tỉ USD cho ngành thủy sản Việt Nam, tăng 59% so với năm 2021.

Xuất khẩu sang các nước ASEAN vẫn giữ được đà tăng trưởng dương 27% trong tháng 12 và khối thị trường này đã đóng góp 790 triệu USD cho thủy sản Việt Nam trong cả năm 2022.

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh nhất, 40% trong tháng 12 và cả năm 2022 xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 2,1 tỉ USD, tăng 5% so với năm 2021. Xuất khẩu sang EU đạt gần 1,3 tỉ USD, tăng 20%, riêng trong tháng 12, thị trường này giảm 32% nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Nhật Bản giữ mức ổn định trong tháng 12 và cả năm xuất khẩu sang đây đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 28%.

Khối các nước CPTPP đóng góp cho ngành thủy sản Việt Nam hơn 2,8 tỉ USD trong năm 2022, tăng 30% so với năm 2021.

Kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát đang khiến cho nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản của các thị trường giảm mạnh. Dự báo, xuất khẩu trong quý I/2023 sẽ không thể giữ được kết quả tích cực như năm 2022 và thị trường có thể sẽ hồi phục vào nửa cuối năm 2023. Do vậy, dự báo năm 2023, xuất khẩu thủy sản có thể giảm nhẹ còn khoảng trên 10 tỉ USD.

Năm 2022, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh mẽ, với kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi. Do đó, khi mở cửa thì sẽ tạo thuận lợi cho thủy sản, trong đó, các mặt hàng này dự kiến sẽ tăng mạnh

Giới chuyên gia dự đoán, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng, Trung Quốc sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong năm 2023 nhờ nhu cầu bùng nổ, vị trí địa lý gần, chi phí logistics và rủi ro thấp hơn các thị trường khác. Khi Trung Quốc mở cửa, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ bùng nổ trong khi nguồn nguyên liệu nội địa của nước này khó đáp ứng kịp vì chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19.

Từ năm 2004, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký thỏa thuận với phía Trung Quốc về hợp tác kiểm soát an toàn thực phẩm với thủy sản. Hai bên duy trì đăng ký các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào nhau. Hiện nay, phía Trung Quốc công nhận 802 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã công nhận 780 doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu thủy sản sang Việt Nam.

Bài liên quan
Trung Quốc thiếu lao động giao hàng
Số ca nhiễm COVID-19 gia tăng sau khi giới chức Trung Quốc bãi bỏ hạn chế chống dịch nghiêm ngặt dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động ở tất cả mọi ngành, đặc biệt là ngành giao hàng vốn đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống đô thị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả
23 phút trước Khoa học - công nghệ
Ngày 12.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban) chủ trì sự kiện chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 nhằm điểm lại thành tựu, nghi nhận kết quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, người dân, doanh nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc mở cửa, bỏ mọi xét nghiệm COVID-19, hàng Việt xuất khẩu sẽ bùng nổ