Trung Quốc, Triều Tiên, Iran, Afghanistan, Yemen... sẽ là những điểm nóng châu Á thử thách ông Biden trong thời gian tới.

Trung Quốc và 4 điểm nóng châu Á sẽ là thách thức cho Biden

Anh Tú (theo CNN) | 14/11/2020, 15:33

Trung Quốc, Triều Tiên, Iran, Afghanistan, Yemen... sẽ là những điểm nóng châu Á thử thách ông Biden trong thời gian tới.

Trong lúc chính quyền Donald Trump chưa sẵn sàng cho việc bàn giao thì ngay lúc này, nhóm của ông Joe Biden nên nghĩ trước về cách giải quyết các điểm nóng châu Á và thế giới.

Trung Quốc

Trung Quốc có thể là thách thức khó khăn nhất cho Biden. Biden cho biết có những lĩnh vực mà Mỹ đặt quan tâm khi làm việc với Bắc Kinh, gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu và Triều Tiên. Các cố vấn của Biden cho biết ông sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để hình thành một mặt trận thống nhất về các vấn đề như công nghệ, gồm cả xử lý Huawei và 5G, nạn trộm cắp tài sản trí tuệ, sự bành trướng của Trung Quốc ở các vùng biển châu Á và các động thái tác động nền dân chủ ở Hong Kong.

Một nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài nhấn mạnh rằng đó là một "thách thức to lớn" và Biden phải xây dựng một liên minh thực sự giữa các quốc gia châu Âu và các quốc gia cùng chí hướng khác để đối đầu với Trung Quốc trong những vấn đề đó.

Một số chuyên gia khẳng định các đồng minh của Mỹ đang mong đợi được làm việc với nhóm Biden về vấn đề Trung Quốc. "Nhóm Biden sẽ sắc sảo hơn nhiều khi tái thiết một liên minh nhắc nhở Trung Quốc rằng: một trong những tài sản lớn nhất mà Mỹ có là sự ủng hộ toàn cầu, mạng lưới đồng minh và bạn bè vô song", một nhà ngoại giao cấp cao nhận định.

Triều Tiên

Trump đã gặp Kim Jong-un ba lần và nói về "bức tâm thư" mà nhà lãnh đạo Triều Tiên đã viết cho ông và cách họ có "cảm tình" với nhau. Không điều nào trong số đó có thể ngăn cản Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân có thể vươn tới đất Mỹ, khiến Triều Tiên trở thành mối đe dọa nguy hiểm hơn vào cuối nhiệm kỳ của chính quyền Trump so với lúc đầu.

Biden đã nói rằng ông sẽ không tiếp tục các yêu cầu của Trump với Kim. Lập trường này có thể gây căng thẳng cho mối quan hệ của Mỹ với Hàn Quốc, nơi mà Trump đã ủng hộ sự cởi mở trong giao kết với Bình Nhưỡng. Thay vào đó, Biden sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và Trung Quốc trong nỗ lực kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Iran

Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại năm ngoái, Biden cho biết ông sẽ tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân Iran nếu Tehran bắt đầu tuân thủ hiệp ước. Đây là một động thái mà các cố vấn cho rằng sẽ khiến Mỹ phải hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và gần như ngay lập tức bắt đầu các cuộc đàm phán mới.

Sau khi chính quyền Trump rời khỏi hiệp ước và phát động chiến dịch gây áp lực tối đa, Iran tuyên bố rằng họ sẽ không còn giới hạn mình trong các hạn chế của thỏa thuận. Tuy nhiên, việc tái gia nhập nói dễ hơn làm.

Một cố vấn chính sách đối ngoại của Biden cho biết: “Chúng tôi sẽ phải tìm ra cách tiếp cận vấn đề và những gì chúng tôi mong đợi là sẽ thấy cách Iran hưởng ứng”, một cố vấn chính sách đối ngoại của Biden cho biết, khi được hỏi về các cuộc gặp trực tiếp với Iran để đưa Mỹ trở lại Hiệp ước và thúc đẩy Iran tuân thủ trở lại.

Mặc dù viễn cảnh đó có thể xảy ra trong thời gian tới, nhưng phần lớn sẽ phụ thuộc vào mức độ quyền lực mà phe cứng rắn Iran giành được trong cuộc bầu cử năm 2021 của nước này.

Với sự phức tạp của tình hình, các đồng minh có thể thất vọng nếu Mỹ không tham gia trở lại nhanh chóng.

Afghanistan

Biden đã tuyên bố rõ ràng rằng ông muốn giảm bớt sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Afghanistan nhưng làm điều đó một cách thận trọng sẽ là một thách thức. Các cố vấn của Biden không hé lộ chi tiết về cách ông dự định làm điều đó vì họ nói hiện chưa nắm biết được tình hình.

Trong chính quyền Obama trước đây, Biden là một trong những quan chức sớm thừa nhận sự cần thiết phải làm việc với Taliban để mang lại hòa bình ở Afghanistan. Còn nhớ năm 2011, Biden từng nói rằng "Taliban không phải là kẻ thù của chúng ta".

Cũng không rõ bằng cách nào Biden sẽ tiếp cận các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Taliban vốn bắt đầu dưới thời chính quyền Trump.

Yemen và Ả Rập Saudi

Biden sẽ chấm dứt ủng hộ cho sự can thiệp của Ả Rập Xê-út vào Yemen. Đây là điều mà nhiều người trong Quốc hội phản đối vì các báo cáo về vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra. Sự thay đổi sắp tới dưới thời Biden sẽ là một thúc đẩy chính sách lớn của đảng Dân chủ, vốn là một cam kết đã xuất hiện trong cương lĩnh của đảng vào đầu năm nay.

Nhưng ngay cả khi đảng Cộng hòa duy trì quyền kiểm soát Thượng viện, hầu hết đều tin rằng Biden sẽ có thể hoàn thành mục tiêu này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc và 4 điểm nóng châu Á sẽ là thách thức cho Biden