Cuộc tập trận chung Trung Quốc-Nga mang tên "Phối hợp hàng hải 2016" bắt đầu từ sáng 12.9 ở Biển Đông đã cho thấy Nga mong muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự với Trung Quốc và ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

Trung Quốc và Nga bắt đầu đợt tập trận chung 8 ngày trên Biển Đông

Tuấn Anh | 12/09/2016, 19:58

Cuộc tập trận chung Trung Quốc-Nga mang tên "Phối hợp hàng hải 2016" bắt đầu từ sáng 12.9 ở Biển Đông đã cho thấy Nga mong muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự với Trung Quốc và ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

Sáng ngày 12.9,Trung Quốc và Nga đã bắt đầu tiến hành cuộctập trận chung trong vòng 8 ngày trên Biển Đông. Cuộc tập trận mang tên “Phối hợp hàng hải2016” có nhiềutàu chiến, tàu ngầm và máy bay hiện đại của 2 nước tham gia. Quan chức Trung Quốc cho biết 2 bên cũng sẽ tập bắn đạn thật và diễn tập một số tình huống đổbộ lên đảo.

Cuộctập trận chung Nga-Trung diễn ra trong lúc tình hình tranh chấp tại Biển Đông đang căng thẳng và Bắc Kinh ra sức phủ nhận phán quyết ngày 12.7 của Tòa trọng tài The Hague (Hà Lan) bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển này.

Sau khi Tòa Trọng tài công bố phán quyết, Nga đã đưa ra một thông cáo trung lập, không ủng hộ cũng không bác bỏ phán quyết này.

Theo nhận định của tạp chíThe Diplomat(Nhật), Nga đang cố gắng khéo léo tránh làm phật lòng Trung Quốc lẫn đối tác thân thiết khác tại Đông Nam Á là Việt Nam. Một mặt, Nga tham gia cùng Trung Quốc tập dợt các tình huống chống tàu ngầm, mặt khác Nga vẫn bán tàu ngầm lớp Kilo cho hải quân Việt Nam.

Nga và Trung Quốc về mặt chính thức không phải là đồng minh. Tuy nhiên, trong thời gian qua 2 nước đã đẩy mạnh hợp tác quân sự. Ngoài các đợt tập trận trên biển, 2 nước còn hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và phối hợp diễn tập các hoạt động gìn giữ hòa bình hàngnăm. Cuộc tập trận "Phối hợp hàng hải2016"là lần tậptrận chung thứ 5 của 2 nước tính từ năm 2012.

Tạp chíThe Diplomatdẫn lời phát biểu của Tổng thống Putin trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 6.2016: “Nga và Trung Quốc có quan điểm rất giống nhau và 2 quan điểm này trở thành gần như là một trong cách nhìn nhận các vấn đề quốc tế”.

Theo đánh giá củabáoThe New York Times (Mỹ), Nga là nước lớn duy nhất lên tiếng ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh cho rằng vấn đề tranh chấp tại Biển Đông chỉ nên được giải quyết song phương giữa các nước có tranh chấp với nhau mà không cần sự can thiệp từ các nước bên ngoài khu vực như Mỹ.

Hình ảnh cuộc tập trận chung "Phối hợp hàng hải2015"của Nga và Trung Quốc trênĐịa Trung Hải - Ảnh: THX

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về cuộc gặp gỡ giữa bộ trưởngNgoại giao 2 nước hồi đầu năm;Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov được dẫn lời cho rằng “tình hình Biển Đông cần được giải quyết bằng các hoạt động chính trị và ngoại giao, thông qua đối thoại và đàm phán trực tiếp giữa các bên có liên quan”.

Mặc dù Nga không trực tiếp có tranh chấp tại Biển Đông, tuy nhiên tờ Russia Beyond The Headlines (Nga) cho rằng Kremlin sẽ có được nhiều lợi ích từ việc ủng hộ Trung Quốc. Trong bài đăng ngày 8.9, báo Nga dẫn lời các nhà phân tích cho rằng một khiTrung Quốc giành được quyền kiểm soát một số đảo tại Trường Sa và eo biển Malacca (giữa Malaysia và Indonesia), ảnh hưởngcủa Mỹ trong khu vực sẽ giảm và điều nàycó lợi cho Nga.

Chuyên gia quân sự Viktor Litovkin nhận xét:“Muốn hay không thì Nga cũng đang ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Các công trình quân sự của Trung Quốc tại đây sẽ giúp Nga trong việc phòng thủ chống lại tàu chiến và hệ thống tên lửa của Mỹ”.

Chuyên gia Alexey Maslov ởĐại học Nghiên cứu quốc gia (Nga) phân tích trong tương lai Biển Đông sẽ trở thành nơi đóng quân của hạm đội tàu sân bay Trung Quốc và Nga đang cố gắng tăng cường hơn nữa hoạt động hợp tác quân sự với Bắc Kinh. Ông cũng cho rằng 2 nước đang nghiên cứu một dự án liên minh chính trị và quân sự trong tương lai.

Mặc dù Trung Quốc cho rằng cuộctập trận chung lầnnày không nhằm đối phó với một bên thứ ba cụ thể nào, tuy nhiên lựa chọn lấy Biển Đông làm nơi tập trận trong hoàn cảnh nhạy cảm như hiện nay đã bị chỉ trích. Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Scott Swift cho rằng cuộctập trận này đúng ra nên được tổ chức ở nơi khác và hành động này đã “không giúp mang lại ổn định khu vực”, theo báoThe New York Times.

Huỳnh Hy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường vàng, hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5.2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc và Nga bắt đầu đợt tập trận chung 8 ngày trên Biển Đông