Chỉ hai tuần sau khi 825 trường học ở Berlin mở cửa trở lại, đã ghi nhận các trường hợp nhiễm virus COVID-19 ở ít nhất 41 trường học tại thủ đô nước Đức.

Trường học vừa mở cửa sau kỳ nghỉ hè, đã ghi nhận học sinh nhiễm COVID-19

22/08/2020, 12:14

Chỉ hai tuần sau khi 825 trường học ở Berlin mở cửa trở lại, đã ghi nhận các trường hợp nhiễm virus COVID-19 ở ít nhất 41 trường học tại thủ đô nước Đức.

Tại Đức một số vùng đã cho trường học mở cửa trở lại - Ảnh: Internet

Cơ quan giáo dục thành phố Berlin tiết lộ rằng hàng trăm học sinh và giáo viên đã phải cách ly. Điều này đã nhấn mạnh thêm một lần nữa về nguy cơ lây nhiễm bệnh trong môi trường trường học, bất chấp sự kiên quyết của các chính phủ và giới chuyên gia cho rằng mở cửa trường học trở lại sẽ an toàn nếu có các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Theo báo cáo ở Berlin, tất cả các nhóm tuổi đều bị ảnh hưởng, bao gồm cả các trường tiểu học, trung học và trường đại học.

Berlin là một trong những nơi đầu tiên ở Đức mở cửa trường học trở lại sau kỳ nghỉ hè. Trẻ em bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra ngoài hành lang, trong giờ nghỉ giải lao và khi vào lớp học. Dù vậy, các em có thể tháo khẩu trang ra khi đã ngồi vào chỗ và giờ học bắt đầu cho dễ thở. Một số người chỉ trích nói rằng các biện pháp ở Berlin quá thoải mái và cả học sinh lẫn giáo viên nên đeo khẩu trang trong giờ học.

Không chỉ Đức, các ca bệnh đang gia tăng trên khắp châu Âu, đặc biệt là ở Tây Ban Nha, nơi ghi nhận 66.905 ca trong hai tuần qua. Đó là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm của châu Âu cao nhất trong 14 ngày và cảnh báo về nguy cơ một làn sóng tử vong mới.

Tình hình ở Tây Ban Nha đã khiến người đứng đầu cơ quan y tế khẩn cấp quốc gia Fernando Simón phải đưa ra cảnh báo nghiêm khắc: “Không nên nhầm lẫn: mọi thứ đang không diễn ra tốt đẹp. Nếu chúng ta tiếp tục để cho sự lây truyền gia tăng, ngay cả khi hầu hết các trường hợp nhẹ, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều người phải nhập viện, nhiều người phải chăm sóc đặc biệt và nhiều người tử vong”.

Hơn một phần tư số ca nhiễm mới tại Tây Ban Nha là ở Madrid, nơi từng là tâm dịch hồi tháng ba và tháng tư. Ông Simón nói thêm: “Chúng tôi không nói rằng dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát ở cấp quốc gia, nhưng có một số nơi cụ thể đã xảy ra dịch bệnh này.

Số người chết cũng tăng trên khắp Tây Ban Nha, với 131 người chết trong 7 ngày qua so với tháng trước chỉ có 12 ca tử vong. Khoảng 1.400 bệnh nhân COVID-19 đã nhập viện trong tuần trước, gần gấp đôi so tuần trước đó.

Các ca gia tăng chóng mặt đã khiến các quan chức trên khắp Tây Ban Nha phải thực hiện một loạt biện pháp, bao gồm yêu cầu các khu vực ra lệnh đóng cửa các nhà chứa, một tuần sau khi chính phủ đóng cửa hầu hết các cơ sở giải trí về đêm và áp đặt nhiều hạn chế khác.

Bộ trưởng Y tế đã gửi công văn yêu cầu "các tỉnh phải có hành động cụ thể đối với những nơi hoạt động mại dâm, như nhà thổ”. Các nhà thổ hoạt động hoạt động khá công khai ở Tây Ban Nha, điều này gây cản trở cho Bộ Y tế trong việc dập dịch.

Trong khi đó, Pháp đã ghi nhận một bước nhảy vọt khác về số ca nhiễm coronavirus mới và là mức tăng cao nhất kể từ khi kết thúc đợt đóng cửa hồi tháng 5. Tình hình đó khiến nhà chức trách buộc phải ra lệnh yêu cầu học sinh trên 11 tuổi đeo khẩu trang 1 tuần khi trở lại trường học nhằm hạn chế nguy cơ lây lan. “Việc sử dụng khẩu trang sẽ áp dụng từ cấp hai và cả ở những nơi đã thực hiện giãn cách xã hội. Còn có áp dụng ở ngoài trời không thì đó là quyết định của địa phương”, Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer cho biết

Hôm thứ sáu, Bộ Y tế Pháp ghi nhận thêm 23 ca tử vong và 4.586 ca nhiễm mới trong 24 giờ. Các chuyên gia y tế cho biết sự gia tăng số ca mắc mới không thể giải thích bằng việc xét nghiệm rộng rãi đang được thực hiện. Thực tế là số ca mắc mới tăng cao hơn đáng kể so với số ca xét nghiệm.

Khu nghỉ mát trượt tuyết Ischgl của Áo, nơi đã trở thành một trong những điểm nóng về virus coronavirus khi châu Âu chớm bùng nổ đại dịch, đã tuyên bố sẽ cấm tổ chức tiệc tùng trượt tuyết vào mùa đông sắp tới.

Hàng ngàn du khách quốc tế đã bị nhiễm virus ở Ischgl, thuộc bang Tyrol, miền tây Alpine, vào khoảng đầu tháng 3, sau đó mang virus về nhà. Nhiều người trong số họ đã nộp đơn khiếu nại chính quyền địa phương vì đã không hành động đủ nhanh, chẳng hạn như đóng cửa các quán bar vốn đầy khách uống rượu sau khi trượt tuyết. Hiệp hội du lịch của vùng Paznaun-Ischgl cho biết: “Sẽ không có bất kỳ lễ hội trượt tuyết nào như chúng ta biết vào mùa tới".

Có thể thấy khi dịch bệnh đang trở nên nghiêm trọng trở lại ở châu Âu thì các hình thức vui chơi giải trí không còn phù hợp để tiến hành. Và ngay cả những hoạt động thiết yếu như đi học cũng đang trở nên đáng cân nhắc.

Cho đến giờ ở châu Âu, Nga là nước có nhiều ca nhiễm nhất (thứ 4 thế giới) với 946.976 ca nhiễm và 16.189 ca tử vong. Tiếp theo là Tây Ban Nha (thứ 10 thế giới) với 386.054 ca nhiễm và 28.838 ca tử vong, Anh (thứ 12 thế giới) với 323.313 ca nhiễm và 41.405 ca tử vong, Ý (thứ 17 thế giới) với 257.065 ca nhiễm và 35.427 ca tử vong, Thổ Nhĩ Kỳ (thứ 18 thế giới) với 255.723 ca nhiễm và 6.080 ca tử vong, Pháp (thứ 19 thế giới) với 234.400 ca nhiễm và 30.503 ca tử vong, Đức (thứ 20 thế giới) với 233.021 ca nhiễm và 9.328 ca tử vong.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trường học vừa mở cửa sau kỳ nghỉ hè, đã ghi nhận học sinh nhiễm COVID-19