Bày tỏ quan điểm về việc quân đội có nên ngưng làm kinh tế hay không, TS Võ Trí Hảo, Phó trưởng khoa Luật - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng đầy là điều rất nên, phù hợp với bối cảnh thời đại mới và xu thế quốc tế. Tuy nhiên, ngay lập tức quân đội ngưng mọi hoạt động kinh tế thì khó khả thi.

TS Võ Trí Hảo: Quân đội không nên sa đà vào làm kinh tế

Trí Lâm | 06/07/2017, 13:18

Bày tỏ quan điểm về việc quân đội có nên ngưng làm kinh tế hay không, TS Võ Trí Hảo, Phó trưởng khoa Luật - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng đầy là điều rất nên, phù hợp với bối cảnh thời đại mới và xu thế quốc tế. Tuy nhiên, ngay lập tức quân đội ngưng mọi hoạt động kinh tế thì khó khả thi.

Bối cảnh thời nay đã khác xưa

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, TS Võ Trí Hảo cho biết, ông phản biện lại một số quan điểm viện dẫn lịch sử không phù hợp với bối cảnh hiện nay, "quốc phòng toàn dân" và quan điểm yêu cầu quân đội dừng làm kinh tế ngay lập tức, vô điều kiện.

Phân tích rõ hơn, TS Hảo nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành lập quân đội trong bối cảnh ngân khố trống rỗng, phải phát động "tuần lễ vàng", "hũ gạo kháng chiến" nên tham gia "tăng gia, sản xuất" là điều cần thiết lúc đó.

Theo đó, quân đội lúc đó là quân đội giành chính quyền, tham gia là để sẵn sàng hy sinh, cùng với thế hệ cán bộ "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng". Khuynh hướng này kéo dài cho đến khi kết thúc cấm vận. “Do đó, tôi đồng ý với Đại tướng Phạm Văn Trà và một số tác giả khác ở điểm này”.

Tuy nhiên, bối cảnh thế kỷ 21 hiện nay đã khác khi ngân khố có hàng chục tỉ USD đầu tư vào các DNNN như PVC, VinaLines, VinaShin, VinaCho, VinaChem... thì sao lại không dành đồng lương xứng đáng cho quân nhân đủ nuôi sống cả gia đình, để họ chuyên tâm trở thành chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại, mà cứ bắt tiếp tục tham gia "tăng gia, sản xuất"?

TS Võ Trí Hảo phân tích thêm, chiến tranh ở thế kỷ 21 - thời đại của trí tuệ nhân tạo, máy bay không người lái, pháo điện từ, pháo laser, Space Aircraft Carrier… Do đó, quân đội cần chính quy hiện đại, chuyên nghiệp. Thắng thua không phải ở quân số mà là mức độ chính quy hiện đại. Ví dụ như Israel là một nước bé xíu mà đánh 7 nước Ả Rập trong vòng 6 ngày tan tác vào năm 1967 nhờưu thế công nghệ, chính quy, hiện đại.

“Đây cũng chính là lý do mà quân đội Trung Quốc đã cải tổ để tránh bị sao nhãng nhiệm vụ chính, phát sinh tham nhũng, tiêu cực từ hoạt động kinh tế. Trung Quốc đã yêu cầu quân đội rút khỏi hoạt động kinh tế. Không chỉ nước lớn, mà nước bé như Singapore, ThụySĩ, Phần Lan, Thuỵ Điển đều đi theo khuynh hướng này”, ông Hảo nêu ví dụ.

Nhiều ý kiến bàn về chiến tranh du kích, chuyên gia này cho rằng, chiến tranh du kích chỉ áp dụng sau khi bị xâm lược, giặc đã vào nhà mới có thể "bám lấy lưng quần mà đánh"; khi địch còn ngoài biên giới mà cứ đòi "bám lưng quần" là không ổn. "Quốc phòng toàn dân" chỉ áp dụng khi rơi vào hoàn cảnh chiến tranh, "giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh".

“Việt Nam hiện nay được đánh giá là hòabình ổn định thì nên giảm bớt quy mô quân đội thường trực hơn nữa, dồn kinh phí tiết kiệm được từ tinh giảm biên chế để đầu tư hiện đại hóa, ngày đêm chỉ lo luyện tập trở nên tinh nhuệ; không sa đà vào hoạt động kinh tế, vốn dễ gây sao nhãng bởi lợi nhuận kiếm được”, TS Hảo nhấn mạnh.

Gây méo mó thị trường

Bên cạnh đó, vị này cũng cho rằng, quân đội và cơ quan nhà nước nói chung tham gia làm kinh tế thì các chủ thể này sẽ có "lợi thế hành chính" (dù vô tình hay cố ý), gây hiệu ứng méo mó thị trường, chèn ép doanh nghiệp dân doanh trong cùng lĩnh vực, cùng địa bàn.

“Việc làm kinh tế ở các địa bàn khó khăn thì đã có công cụ ưu đãi thuế, phí, trợ cấp... để thu hút doanh nghiệp dân doanh làm theo đúng quy luật cạnh tranh. Các công cụ này bảo đảm minh bạch, cạnh tranh, ít rủi ro hơn. Không nhất thiết cứ phải bắt quân nhân làm”,TS Hảo nhấn mạnh.

Đề cập đến việc một số ý kiến cho rằng nên ngay lập tức yêu cầu quân đội ngưng làm kinh tế, ông Hảo cho rằng dù đây là điều đáng mừng nhưng khó thực hiện ngay. Do đó, nên có giai đoạn quá độ. Và trong giai đoạn quá độ, quân đội nên tiếp tục làm kinh tế ở khu vực biên giới, hải đảo.

Lý do là quân đội tận dụng năng lực nhàn rỗi, khai thác tính "lưỡng dụng”. Khi quân đội làm kinh tế ở khu vực biên giới, hải đảo thì việc nắm tin tức quân sự, tình báo sẽ sát hơn, nhanh hơn.

Bên cạnh đó, nếu có một vài xung đột ở biên giới hải đảo, kiểu "tiểu đội tàu cá" quần thảo, bao vây "tàu lạ" thì xung đột sẽ mang màu sắc dân sự, thay vì bị coi là leo thang thành xung đột quân sự. Đây là chính sách khôn ngoan của nước nhỏ. Nếu trái tim nóng quá, lúc nào cũng đòi "đánh" chưa hẳn đã hay.

“Quan trọng nhất, là việc quân đội làm kinh tế ở vùng biên giới, hải đảo, ít tác động đến cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, thị trường toàn quốc, nên tác động nếu có, không đủ sức làm méo toàn thị trường”, TS Hảo nhấn mạnh.

Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng chuyên về xây dựng

Do đó, vị này cho rằng việc Bộ Quốc phòng xây dựng đề án trình Chính phủ thu hẹp số doanh nghiệp, thu hẹp số đầu mối đơn vị quân đội làm kinh tế là hoàn toàn kịp thời và cần thiết.

“Tôi ủng hộ việc chuyển một số đầu mối không cần thiết sang dạng DNNN dân sự. Đây mới thực sự là "ngụ binh ư nông". Bởi DNNN dân sự thì Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối, quyết định mọi thứ. Khi chiến tranh xảy ra, không chỉ đối với DNNN, mà Nhà nước có thể đặt hàng sản xuất vũ khí bất kỳ doanh nghiệp dân doanh nào”, ông Hảo chia sẻ và nêu ví dụ giống như Hitler đã thúc đẩy Mercedes, Porsche, BMW và trực tiếp thành lập Volkswagen rồi giao cho họ nhiệm vụ mang công nghệ ô tô lên xe tăng, tàu ngầm, máy bay) hay thậm chí có thể quốc hữu hóadoanh nghiệp dân doanh cho mục tiêu quốc phòng (như Churchill đã làm trong Thế chiến II).

Trong thời bình, họ sử dụng cơ chế đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn ra doanh nghiệp cung cấp tốt nhất từ một danh sách đa dạng các công ty lưỡng dụng: Boeing, Lockheed Martin, Raytheon, Chrysler (công ty mẹ của hãng Jeep), Hummer, Northrop Grumman, BAE Systems ...

“Việc chuyển từ một số doanh nghiệp quốc phòng sang DNNN dân sự thì các cơ quan thuế, kiểm toán, công an, thanh tra dân sự, báo chí mới có thể tham gia giám sát, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả kinh doanh, giảm bớt tác động "méo thị trường". Chứ như hiện này thì không phải là "ngụ binh ư nông", mà bắt/giao quân nhân đi buôn”, ông Hảo nói.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
11 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Võ Trí Hảo: Quân đội không nên sa đà vào làm kinh tế