Một vụ tù nhân vượt ngục ở Indonesia đã cho thấy tình trạng nhà tù bị quá tải, quản ngục làm giàu bất chính nhờ “làm việc” cho tù nhân trong hàng trăm nhà tù ở nước này.
Vụ vượt ngục được phát hiện lúc sáng 19.6.2017.4 tù nhân nước ngoài đã trốn khỏi nhà tù Kerobokanbằng cách bò quamột đường hầm dài 15 mét dưới tường nhà tù Kerobokan. Nhà tù này rất gần những bãi tắm thu hút du khách nước ngoài của đảo du lịch Bali.
Chưa đầy một tuần sau, 2 tù nhânvượt ngục bị bắt ở Đông Timor giáp Indonesia; trong đóDimitar Nikolov Iliev (43 tuổi, người Bulgaria)bị bắt vì đánh cắp dữ liệu và Sayed Mohammed Said (31 tuổi, người Ấn Độ)bị kết án tù vì buôn lậu ma túy.
Dù bị truy nã ráo riết nhưng2 tù nhân còn lạivẫn đang lẩn trốn: Tee Kok King (50 tuổi, người Malaysia) bị buộctội buôn ma túy và Shaun Edward Davidson (33 tuổi, người Úc). Tháng 9.2016, Davidson gây xôn xao ở Úc khi bị kết án 1 năm tù vì dùng hộ chiếu giả, visa giả ở Bali.
Các quan chức nói 2 tù nhânchưa bị bắt lại có thể có sự giúp đỡ của ngườitrong và ngoài nhà tù.
“Quản ngục đeo súng nhưng không biết bắn”!
Tiến sĩ tội phạm học Leopold Sudaryono, thuộc đại học quốc gia Úc,nói rằngvụ vượt ngục này là chứng cứ cho thấyhệ thống nhà tù này không đảm bảo nhiệm vụ được giao là giữ tù nhân trong một môi trường an toàn để họ thụ án, cải tạo.
Ông Wayan K. Dusak, lãnh đạo Cục quản lý nhà tù Indonesia, thừa nhận quản giáo nhà tù Kerobokan lơ là nhiệm vụ, gọi họ là “quản ngục yếu kém nghiệp vụ”. Nhưng ông cũng phàn nàn về tình trạng quá tải ở hầu hết các nhà tùtrong khi lực lượng quản ngục quá mỏng.
Nhà tù Kerobokancó sức chức 323 tù nhân nhưngphải giam giữgần 1.400 người. Vào đêm xảy ra vụ vượt ngụcchỉ có 5 quản ngục làm nhiệm vụ ở toàn nhà tù.
Ông Dusak nói rằngcác nhà tù Indonesia có sức chứa chính thức 130.000 tù nhânnhưng đang phải nhốt hơn 228.000 người. Tính ra cứ 1 quản ngục phải canh chừng 20 tù nhân,nhưng trên thực tế là 1 quản ngục phải canh chừng 65 tù nhân.
Vị lãnh đạo nói: “Chúng tôi bị nhiều vấn đề về chất lượng và số lượng. Quản ngục được tuyển nhưng không được huấn luyện nghiệp vụ. Một số quản ngục mang súng nhưng lại không biết sử dụng súng!”.
Phạm tội vặt cũng bị bỏ tù
Ông Dusak còn quytrách nhiệm cho việc hệ thống pháp lý Indonesia bị quá tải. Và nhiều nhà phân tích đồng ý về việc này.
Năm 2009, chính phủ Indonesia quyđịnhngười phạm tội sử dụng ma túy thì bắt buộc phải chịu bản án tù 3 năm. Ông Dusak nói khoảng một nửa số tù nhâncủa Indonesia là người dùng ma túy. Bên cạnh đó, gần 29.000 tù nhânbị kết ánnhiều năm tùvì những tội phi bạo lựcnhư: móc túi, đánh bạc..., theo dữ liệu từ Cục quản giáo.
Chuyên giatội phạm học Adrianus Meliala (người Indonesia) nói: “Xã hội Indonesia đề cao sự trừng phạtvà các thẩm phán làm theo điều đó”.
Gatot Goei, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu công tác giam giữ (ở Jakarta) nói rằng90% tù nhânIndonesia bị bỏ tù vì những tội vặt, trong khi lẽ ra chỉ cần tuyên án tù treo hoặc phạt tiền đối với các tội phạm này. Ông còn nói mỗi năm số tù nhânIndonesia tăng từ 15.000 đến 25.000 người.
Hiện một số chuyên gia đang vận động chính phủ Indonesia hủy quyđịnh bắt buộc người dùng ma túy phải chịu án tù, giao quyền cho thẩm phánbuộc họ phải đi cai nghiện.
ÔngDusak đồng ý rằng tình trạng nhà tù bị quá tải sẽ được cải thiệnnếu như người dùng ma túy hoặc phạm tội vặt không bị kết án tù: “Thực tế hiện nay là bọn giết người và buôn ma túy bị nhốt chung với người dùng ma túy và trộm cắp vặt”.
Quản giáo hộ tống tù nhânđi tìm gái bán dâm về nhà tù
Các chuyên gia cũng đề nghị tăng kinh phí cho cơ quan quản lý tù nhân. Hiện quản ngục chỉ nhận đượclương trung bình 300 USD/tháng. Điều này có thể giải thích việc quản ngục sẵn sàng nhận hối lộ đểcung cấp ma túy, quần áo và thậm chí cả gái bán dâm cho tù nhân, theo các phân tích về hệ thống quản giáo cho biết.
Và đã có những quản ngục bị cáo buộc đồng lõa trong vài vụ vượt ngục, bị cáo buộc không có năng lực nghiệp vụ trong vài vụ vượt ngục khác, kể cả vụ vượt ngục ở nhà tù Kerobokan vốn được cho là có cấp độ bảo đảm an ninh rất cao.
Theobà Kathryn Bonella, tác giả cuốn sáchKhách sạn Kerobokan: Câu chuyện sốc ở nhà tùtai tiếng nhất Bali, tại nhà tù Kerobokan, tù nhân có tiền thường trảtiềnđể quản ngục mua giúp ma túy và rượu, hoặc quản ngục đi theo tù nhânđến những bãi tắm ở Baliđể tìmgái bán dâm về nhà tù. Các phân tích khác về hệ thống nhà tù Indonesia cũng mô tả những trường hợp tiêu cực tương tự của nhân viên quản giáo.
Bà Bonella nói: “Tôi không nghĩ sẽ có nỗ lực lớn để cải tổ hệ thống nhà tù. Ở đó, họ nhồi nhét tù phạm như cá hộp”.
Vài năm gần đây, Indonesia xảy ra nhiều vụ vượt ngục.
Hồi tháng 5.2017, hàng trăm tù nhânthoát khỏi một nhà tù quá tải ở đảo Sumatra.
Tháng 6.2017, một vụ lụt khiến một bức tường của nhà tù khác ở Sumatra bị sập, giúp hàng chục tù nhânvượt ngục.
Năm 1999 xảy ra vụ vượt ngục tại nhà tù Kerobokan: tù nhân đốt nệm giường, chạy vượt qua các quản giáo đanglo dập lửa và khói. Gần 300 tù nhântrốn thoát.