Công ty công nghệ sinh học Moderna hôm 5.8 cho biết vắc xin COVID-19 của hãng có tác dụng bảo vệ 93% trong vòng 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2.

Vắc xin Moderna hiệu quả 93% trong 6 tháng sau khi tiêm liều thứ 2

Hoàng Vũ | 06/08/2021, 08:02

Công ty công nghệ sinh học Moderna hôm 5.8 cho biết vắc xin COVID-19 của hãng có tác dụng bảo vệ 93% trong vòng 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2.

Theo Reuters, số liệu này hầu như thay đổi nhiều so với hiệu quả 94% được Moderna (Mỹ) thông báo trong thử nghiệm lâm sàng ban đầu.

Moderna cho biết họ vẫn mong đợi rằng các mũi tiêm tăng cường được chứng minh là cần thiết trước mùa đông vì mức độ kháng thể mà vắc xin tạo ra dự kiến ​​sẽ suy yếu.

"Vắc xin COVID-19 của chúng tôi cho thấy hiệu quả lâu bền ở mức 93% sau 6 tháng tiêm chủng. Tuy nhiên, vì biến chủng Delta hiện là một mối đe dọa mới, chúng ta vẫn cần nên cảnh giác", Giám đốc điều hành Moderna Inc Stephane Bancel nói.

y67obistenluxcubue57mhhpzq.jpg
Vắc xin COVID-19 của Moderna - Ảnh: Reuters

Ngoài Moderna, Pfizer (Mỹ) và đối tác của hãng này là BioNTech SE (Đức) cũng đề xuất tiêm lần thứ 3 để duy trì mức độ bảo vệ cao chống lại COVID-19. Pfizer và BioNTech SE trước đó đã công bố kế hoạch sẽ trình hồ sơ yêu cầu cấp phép với mũi tiêm vắc xin thứ 3 vào tháng này.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt tiêm mũi vắc xin thứ 3 ngừa COVID-19. Thời gian tiêm bắt đầu từ ngày 1.7 dành cho lực lượng y tế và người trên 50 tuổi. Tương tự Thổ Nhĩ Kỳ, Israel đã bắt đầu kế hoạch tiêm mũi thứ 3 cho nhóm dân số cao tuổi hoặc dễ bị tổn thương.

Bộ Y tế Đức đã đề xuất cho nhóm đối tượng người cao tuổi và người dễ bị tổn thương như người suy giảm miễn dịch được tiêm liều vắc xin tăng cường từ ngày 1.9 tới. Trong khi đó, Anh dự kiến tiến hành tiêm mũi thứ 3 cho mọi đối tượng cũng bắt đầu từ tháng 9. Ngoài ra, chính phủ Pháp, Nhật Bản và Mỹ cũng đang xem xét tiêm liều vắc xin thứ 3.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 4.8 đã kêu gọi các nước tạm ngừng triển khai việc tiêm liều tăng cường vắc xin ngừa COVID-19 cho những người đã tiêm đủ 2 liều, ít nhất là đến cuối tháng 9 tới. Theo ông Tedros, việc trì hoãn này nhằm đảm bảo rằng các quốc gia trên thế giới sẽ có ít nhất 10% dân số được tiêm chủng ngừa COVID-19.

Trong các tuyên bố trước đó, các chuyên gia hàng đầu của WHO đã nêu quan điểm rằng chưa có cơ sở khoa học nào cho thấy cần phải tiêm vắc xin liều tăng cường để ngừa COVID-19.

Theo WHO, các loại vắc xin trong danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) đều có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của COVID-19 nếu người đó đã được tiêm đầy đủ 2 liều. Do đó, WHO khẳng định các nước giàu không nên đặt mua thêm vắc xin phòng COVID-19 để tiêm nhắc lại cho những người vốn đã được tiêm chủng đầy đủ, nhất là trong bối cảnh nhiều quốc gia khác vẫn chưa nhận được vắc xin.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin Moderna hiệu quả 93% trong 6 tháng sau khi tiêm liều thứ 2