Là một độc giả, qua dư luận trái chiều về cuốn “Văn nhân Bình Định - Một góc nhìn” (VNBĐ-MGN) của Lê Hoài Lương được thông tin trên phương tiện báo chí và internet, tôi đã tìm đọc. Đúng là quá thất vọng! Thất vọng về tư cách nhà văn, văn nghệ sĩ của tác giả Lê Hoài Lương.

'Văn nhân Bình Định - Một góc nhìn': Một cuốn sách với ngôn từ báng bổ

Vương Kiều | 05/07/2016, 14:03

Là một độc giả, qua dư luận trái chiều về cuốn “Văn nhân Bình Định - Một góc nhìn” (VNBĐ-MGN) của Lê Hoài Lương được thông tin trên phương tiện báo chí và internet, tôi đã tìm đọc. Đúng là quá thất vọng! Thất vọng về tư cách nhà văn, văn nghệ sĩ của tác giả Lê Hoài Lương.

Đây là một cuốn sách có sự đầu tư khá lớn về kinh phí với số lượng in ban đầu400 cuốn, dày1.000 trang, bao gồm 52 tác giả được tuyển chọn. Theo thông tin chính thống thì cuốn sách này được sự đề xuất xét duyệt đề cương, thẩm định và xin kinh phí nhà nước… của lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật Bình Định.

Tuy nhiên, sau khi đọc xong cuốn sách, ngoài những sai phạm lộ liễu như một số báo chí (Người Lao Động, Tầm Nhìn, Thể Thao&Văn Hóa…) đã phản ánh, tôi còn thấy tác giả thể hiện cách hành văn dị hợm, thô bỉ… trong nội dung của cuốn sách. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ để cập đến nội dung cuốn sách, bản quyền tác phẩm và bàn vềtư cách của tác giả.

Với tiêu chí ngay ở trang bìa là "Chân dung-Phê bình-Tiểu luận" nhưngrõ ràng người đọc cuốn sách nàycó thể dễ dàng nhận thấy nội dung hoàn toàn ngược lại. Cụ thể, thay vì mô tả chân dung văn học và phê bình về tác phẩm thì tác giả Lê Hoài Lương lại mang đời tư của nhiều tác giả ra, dùng những ngôn từ vô văn hóa để nhận xét bằng giọng điệu ngạo mạn. Có lẽ, Lê Hoài Lương muốn lợi dụng công cụ văn chương để “điểm mặt” những người không ủng hộ bản chất và tính khí của mình. Nếu là một nhà văn, văn nghệ sĩchân chính, một người đàng hoàngthì có cái tư cáchnhư vậy không?

Về các nhà văn, nhà thơ có mặt trong cuốn sách này như Hồ Thế Phất, PGS-TS Hồ Thế Hà, Mang Viên Long, Bùi Thị Xuân Mai… Lê Hoài Lương đã dùng những từ ngữ không thể tệ hại hơn để nhận xét về họ: nào là “nhà thơ lông ngông và vô tích sự”, “dạng xếp chữ vần vè, ý tứ thì làng nhàng”, đến “cao không quá cái đòn kê đít” , “Ông (NTM) là một thi sĩ có tài nhưng với ông, hình như thơ chỉ là một công cụ như dao rựa, cuốc xẻng, như cánh đồng…”. Đối với văn nhân Đinh Bá Hòa, Lê Hoài Lương còn miệt thị bằng nhận xét“lượm mót mấy mảnh sành mà cũng thành tiến sĩ”.

Đặc biệt, đối với cố nhà thơ Lê Văn Ngăn – một nhà thơ đã nổi tiếng từ trước 1975 với những tác phẩmSóng vẫn đập vào eo biển, Đất của những người bất phục, Bên hồ thủy ngữ, Giữa khi mưa lưu hoàng đổ... đã được đăng trên các tạp chí Đối diện, Ý thức, Trình bày… (trước 1975) và nhiều tác phẩm được đăng trên các chuyên mục Văn học của các báo và tạp chíThanh niên, Tuổi trẻ, Sông Hương, Văn(sau 1975), một người mà tài năng và nhân cách đã được khẳng định qua thời gian và những nhân chứng sống, thế mà Lê Hoài Lương đã sổ toẹt: “Tôi không thích con ngườiông trong đời sống, khi tiếp xúc. Thấy nó tẻ nhạt. Thấy nó bé mọn thế nào”.

Vấn đề bản quyền tác phẩm trong cuốn sách này cũng là điều cần phải nói đến với việc tùy tiện sử dụng tác phẩm của các tác giả còn sống hoặcđã mất mà Lê Hoài Lương không hề xin phép họ hoặc đại diện gia đình họ. Điển hình làtác phẩm của các nhà thơ Quách Tấn, Lê Văn Ngăn, Bùi Thị Xuân Mai… Đại diện gia đình của các nhà thơ quá cố đã lên tiếng và báo Thể thao&Văn hóa đã thông tin về việc làm tùy tiện vô phépnày.

Một sai lầm nữa về mặt lịch sử của Lê Hoài Lương khi nói về trận đánh lịch sử Phước Long: “Tôi đọc lịch sử nhiều nguồn nên biết Phước Long(được cách mạngchiếmthực ra là tiếp quảnchứ không đánh đấm gì.Chính quyền Sài Gònlúc ấy bị sức ép quá lớn vì biết nhữngđoàn quân Bắc Việtđã áp sát quanh khu vực,họtự rút lui để giữ căn cứ Tống Lê Chân, căn cứ quan trọng bảo vệ cửa ngõ phía tây Sài Gòn”. Lê Hoài Lương cócố tình xuyên tạc lịch sử đang được phổ biến hiện nay?

Với những nhận định như trên về cuốn sách Văn nhân Bình Định - Một góc nhìn, là một độc giả tôi thấy cuốn sách này chẳng qua là sưu tầm và tùy tiện sử dụngtác phẩm của các nhà văn nhà thơrồi nhận xét một cách bừa bãi vào đời tư với những ngôn từ hỗn hào, trịch thượng.

Thiết nghĩ để có được một đời sốngvăn học lành mạnh, tôi đề nghị các cơ quan quản lý văn hóa, cơ quan xuất bản, phát hànhcần phải rà soát và loại bỏ những tác phẩm bôi bác, xuyên tạc, nhiều vi phạm như cuốn sách nói trên.

Vương Kiều (nhà thơ)

*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của nhà thơ Vương Kiều, hiện sống tại TP.HCM.

Dưới đây là đơn kiến nghị của gia đình nhà thơ Lê Văn Ngăn, một tác giả được nêu trong cuốn sách Văn nhân Bình Định - Một góc nhìn:

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Tôi tên là LÊ HỒ NGẠN, là con trai của cố nhà thơ LÊ VĂN NGĂN -nguyên Phó chủ tịch Hội VHNT Bình Định, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện đang sống tại địa chỉ: Phường 8, quận Gò Vấp, TP.HCM. Số điện thoại: 0908397068. Email: nganleho@gmail.com.

Tôi đại diện cho gia đình cố nhà thơ LÊ VĂN NGĂN xin được trình bày với Ban biên tập Báo Một Thế Giới vấn đề như sau:

Vừa qua, ông Lê Hoài Lương (LHL) – Chi hội trưởng Chi hội VHNT Bình Định đã cho phát hành cuốn sách mang tên: “VĂN NHÂN BÌNH ĐỊNH – Một góc nhìn” (VNBĐ-MGN). Sách được in xong và nộp lưu chiểu vào quý IV/2015 với Số quyết định xuất bản 1980/QĐ-NXBHNV cấp ngày 30/12/2015. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, qua nhiều thông tin, tôi được biết việc LHL trích đăng tác phẩm của cha tôi là hoàn toàn không xin phép vàkhông có sự đồng ý của gia đình tôi. Việc trích các tác phẩm của cha tôi phục vụ trái mục đích. Trong cuốn sách này, LHL đã đưa vào bốn bài: Sóng vẫn đập vào eo biển, Đất của những người bất phục, Hoàng hôn, Thư gửi mẹ và những nắm tro tàn. Các tác phẩm này được rút trích từ tập thơ “Thơ LÊ VĂN NGĂN” của Nhà xuất bản Thuận Hóa với Giấy phép xuất bản số 05/QĐ-XBTH cấp ngày 23/01/2015, in xong vànộp lưu chiểu tháng 2/2015.

Về việc nhận xét đối với cha tôi, LHL đã dùng những từ ngữ bóng gió với động cơ thù hằn, xúc phạm cá nhân, tôi cho là vấn đề không thích hợp đối với một cuốn sách về văn chương. Cụ thể như sau :

“Cả khóc cũng rụt rè khóc. Như sống, như yêu” (trang 240).

“Tôi không thích con người ông trong đời sống, khi tiếp xúc. Thấy tẻ nhạt, bé mọn làm sao”(trang 240).

Như vậy, ông Lê Hoài Lương đã sử dụng và trích dùng tác phẩm của cha tôi phục vụ trái mục đích. Việc này là hành vi vi phạm đến Luật Bản quyền tác phẩm theo điều 759, điểm a khoản 1 điều 747, điều 764.

Ngoài ra, LHL còn vi phạm bản quyền đối với các tác giả khác. Đây là thông tin do nhà báo Trạc Tuyền đã được đăng trên Thể thao&Văn hóa: http://thethaovanhoa.vn/dien-dan-van-hoa/luom-mot-may-manh-sanh-ma-cung-thanh-tien-si-n20160613070704823.htm. Trong thư này, tôi cũng gửi kèm theo nội dung cuốn sách VNBĐ-MGN(phần viết về cha tôi) mà tôi chụp lại.

Với những thông tin đã nêu trên, tôi viết đơn kiến nghị này đến quý báovới mong muốn được xác minh, làm sáng tỏ sự việc để thông tin được đến với bạn đọc một cách khách quan nhất. Nguyện vọng của gia đình tôi cũng đề nghị bốn vấn đề như sau:

     
  • Các tác phẩm của cha tôi không có mặt trong cuốn sách VNBĐ-MGN này.
  •  
  • Thu hồi và đình bản cuốn sách VNBĐ-MGN.
  •  
  • Xử lý vấn đề vi phạm bản quyền của ông Lê Hoài Lương.
  •  
  • Ông Lê Hoài Lương phải đính chính, công khai xin lỗi gia đình tôi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tôi xin cam đoan những nội dung trong đơn này là hoàn toàn sự thật. Trong thời gian chờ đợi sự xem xét và giải quyết, tôi chân thành cảm ơn

TP.HCM, ngày 27 tháng 5 năm 2016

Người viết đơn

LÊ HỒ NGẠN

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sáng nay 20.5, khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15
18 phút trước Sự kiện
Hôm nay 20.5, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Văn nhân Bình Định - Một góc nhìn': Một cuốn sách với ngôn từ báng bổ