“Hoàng Cầm 100 năm” là tên dự án nghệ thuật nhân kỷ niệm 100 năm ngày nhà thơ Hoàng Cầm ra đời và 11 năm ngày ông mất.

Về dự án nghệ thuật "Hoàng Cầm 100 năm"

Tiểu Vũ | 06/05/2021, 15:44

“Hoàng Cầm 100 năm” là tên dự án nghệ thuật nhân kỷ niệm 100 năm ngày nhà thơ Hoàng Cầm ra đời và 11 năm ngày ông mất.

Hôm nay 6.5.2021 là đúng 11 năm ngày mất của nhà thơ nổi tiếng Hoàng Cầm - tác giả của những bài thơ nổi tiếng như Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống... Năm 2022 cũng tròn 100 năm ngày nhà thơ chào đời (22.2.1922).

hoang-cam-8747.jpg
Poster dự án Hoàng Cầm 100 năm - Ảnh: Gia đình nhà thơ cung cấp

Nhân dịp này, gia đình ông công bố khởi động dự án Hoàng Cầm 100 năm nhằm kỷ niệm và phát huy di sản văn học nghệ thuật ông để lại cho hậu thế.

Dự án Hoàng Cầm 100 năm được khởi xướng bởi bà Bùi Huệ Chi – cháu nội của thi sĩ Hoàng Cầm. Ngoài các hoạt động tưởng nhớ vinh danh sự nghiệp sáng tác của cố thi sĩ, dự án còn kỳ vọng đây sẽ là nguồn cảm hứng để những người viết trẻ sáng tạo ra những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, đóng cho nền văn học nghệ thuật đương đại thêm phong phú.

Dự án còn mở ra những luồng suy nghĩ mới về sức ảnh hưởng của các bộ môn nghệ thuật và sự tương tác của từng bộ môn với nhau, tổng hòa tạo nên một nền nghệ thuật Việt Nam đặc sắc trong thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Từ hội họa, âm nhạc, truyện, thơ, kịch, các tác phẩm cùng một dòng chảy của lịch sử đất nước, người thưởng lãm sẽ tìm thấy trong thơ có nhạc, trong tranh có chuyện, trong kịch có tự sự thế thời, không gian nghệ thuật rực rỡ có một không hai nơi mà các bộ môn nghệ thuật hòa quyện tạo nên bức tranh về văn hóa đậm sắc và vô cùng thú vị.

hoangcam.jpg
Nhà thơ Hoàng Cầm (1922 - 2010) - Ảnh: T

Tại đây cũng sẽ diễn ra các hoạt động kết hợp giữa âm nhạc thế giới, nhạc cụ dân tộc với những hồn thơ độc đáo, thơ mới, thơ siêu thực Việt Nam. Hay là cách diễn kịch thơ bằng ngôn ngữ và đam mê của người trẻ thông qua vũ kịch, là cách ta "Về Kinh Bắc" trong cuộc dạo chơi bằng tranh, thơ, nhạc, hội họa” - Đại diện gia đình nhà thơ Hoàng Cầm nói.

Nhà thơ Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt. Ông sinh ngày 22.2.1922 tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh, đến năm 1938 thì ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là Hoàng Cầm, tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc.

Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi.

Năm 1944, trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ 2 đã diễn ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.

95598637_2921735881285145_1623536825169608704_o-1240_20200602_29-135534.jpeg
Nhà thơ Hoàng Cầm qua nét vẽ của họa sĩ Trần Thế Vĩnh

Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.

Tháng 10 năm 1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản.

Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án Nhân văn Giai phẩm, ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu năm 1970 lúc 48 tuổi.

Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Những năm cuối đời ông sống tại Hà Nội và mất vào ngày 6.5.2010 tại Hà Nội, hưởng thọ 88 tuổi.

Di sản văn học nghệ thuật của nhà thơ Hoàng Cầm để lại cho hậu thế là những bài thơ áng văn, vở kịch có giá trị, trong đó nổi tiếng là vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan, Trương Chi và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống ...

Bài liên quan
Nàng thơ 'nuôi đủ 10 con với 1 chồng' của thi sĩ Hoàng Cầm là ai?
Nhà thơ Hoàng Cầm đã tự nhận trong tập " 99 tình khúc", cuộc đời của ông có 13 "nàng thơ", 13 người phụ nữ đã khiến cho cả tâm hồn người đàn ông và tâm hồn thi sĩ trong ông rung động. Trong 13 " nàng thơ" đó, bà Hoàng Yến - người vợ cuối cùng của ông là  "nàng thơ" đẹp nhất, khiến ông mãi khôn nguôi nỗi đau mất mát khi bà ra đi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Về dự án nghệ thuật "Hoàng Cầm 100 năm"