NASA đã thành công đưa tàu thăm dò Perseverance hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa nhằm tìm kiếm dấu hiệu của sự sống.

Vì sao tàu thăm dò NASA hạ cánh xuống sao Hỏa như lập kỳ tích?

Hoàng Vũ (theo Reuters) | 19/02/2021, 12:16

NASA đã thành công đưa tàu thăm dò Perseverance hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa nhằm tìm kiếm dấu hiệu của sự sống.

Reuters hôm 19.2 cho biết con tàu Perseverance đã xuyên qua bầu khí quyển sao Hỏa ngày 18.2 với tốc độ lên đến 19.000 km/giờ và đáp xuống hõm chảo Jezero - nơi các nhà khoa học cho rằng từng là một hồ nước cách đây hơn 3,5 tỉ năm và các dấu tích vi sinh cổ đại có thể vẫn còn lưu lại.

Đại diện của NASA tiết lộ tàu con tàu đã hạ cánh an toàn xuống bề mặt sao Hỏa, vượt qua giai đoạn hạ cánh “7 phút kinh hoàng”. Một lúc sau khi đáp, tàu Perseverance đã gửi về những hình ảnh đen trắng đầu tiên từ bề mặt sao Hỏa.

anh-dau-tien.png
Những hình ảnh bề mặt sao Hỏa được tàu của NASA gửi về trái đất - Ảnh: Reuters

Do phải mất 11 phút sóng vô tuyến để đi từ sao Hỏa đến Trái đất, con tàu thực ra đã chạm bề mặt hành tinh này trước khi thông tin xác nhận truyền về Trái đất. Việc hạ cánh thực ra là quá trình nguy hiểm nhất trong dự án kéo dài 2 năm trị giá 2,7 tỉ USD. Trong lúc xuyên qua khí quyển của sao Hỏa, khoang chứa Perseverance phải chống chọi trước nhiệt độ có thể so sánh với sức nóng của bề mặt Mặt trời (từ 1.600- 2.100 độ C), bung dù ở tốc độ siêu thanh. Quá trình hạ cánh kéo dài 7 phút này, gọi là "7 phút kinh hoàng", được ví như một kỳ tích.

nas-vui-mung.png
Mọi người vỡ òa trong niềm vui khi tàu tại trung tâm điều khiển của NASA khi tàu Perseverance hạ cánh thành công - Ảnh: Reuters

Được biết, Perseverance là tàu thăm dò lớn nhất, tiên tiến nhất từng được NASA gửi tới sao Hỏa. Với việc vượt qua chặng đường 472 triệu cây số trong 7 tháng để đến sao Hỏa và hạ cánh thành công, Perseverance đã trở thành tàu vũ trụ thứ 5 kể từ năm 1997 hiện diện trên bề mặt của hành tinh đỏ, với tất cả tàu vũ trụ đều đến từ Mỹ.

Perseverance có kích cỡ bằng một chiếc ô tô, chạy bằng plutonium (một nguồn năng lượng lý tưởng cho các sứ mệnh không gian). Tàu có trọng lượng 1 tấn và được trang bị cánh tay rô bốt dài 2m, 9 camera, 2 micro và một bộ dụng cụ hiện đại hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học. Tàu thăm dò Perseverance sẽ thu thập 30 mẫu đất đá trên sao Hỏa và gửi về tới trái đất vào khoảng năm 2030 để phân tích.

tau-tham-do-nasa.png
Tàu thăm dò Perseverance của NASA - Ảnh: Reuters

Các nhà khoa học kỳ vọng sẽ tìm thấy các hình dạng sinh học trong những mẫu trầm tích cổ đại mà Perseverance thu thập. NASA đã lên kế hoạch thực hiện 2 sứ mệnh tiếp theo trong thập niên tới nhằm đưa các mẫu vật về Trái đất. Hiện có 2 tàu đổ bộ cũ của NASA vẫn đang trên quỹ đạo của sao Hỏa là Curiosity từ năm 2012 và InSight từ năm 2018.

Bày tỏ vui mừng trước sự kiện này, trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chúc mừng cuộc hạ cánh của tàu thám hiểm của NASA, trong đó ông nói rằng: “Hôm nay một lần nữa chứng minh rằng, với sức mạnh của khoa học và tài năng của người Mỹ, không có gì nằm ngoài giới hạn”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao tàu thăm dò NASA hạ cánh xuống sao Hỏa như lập kỳ tích?