Lo ngại các đợt bùng phát COVID-19, mất lợi nhuận bị và có thể bị phong tỏa, chính quyền địa phương và các nhà máy lớn của Trung Quốc đang đưa ra một loạt biện pháp khuyến khích để thuyết phục người lao động không về nhà nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng 2.2020.

Vì sao Trung Quốc kêu gọi hàng trăm triệu lao động làm xuyên Tết kiếm thêm tiền?

Nhân Hoàng | 15/01/2021, 09:10

Lo ngại các đợt bùng phát COVID-19, mất lợi nhuận bị và có thể bị phong tỏa, chính quyền địa phương và các nhà máy lớn của Trung Quốc đang đưa ra một loạt biện pháp khuyến khích để thuyết phục người lao động không về nhà nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng 2.2020.

trung-quoc-keu-goi-hang-tram-trieu-lao-dong-lam-xuyen-tet-kiem-them-tien1.jpg
Những du khách đeo khẩu trang đi bộ với đồ đạc tại một nhà ga ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 13.1 - ảnh: Reuters

Theo Reuters, giai đoạn này thường chứng kiến ​​phần lớn trong số 280 triệu lao động nhập cư ở nông thôn của Trung Quốc cũng như hàng triệu công nhân cổ cồn trắng sống xa nhà trở về thăm gia đình. Thế nhưng do coronavirus lây lan nhanh trong các kỳ nghỉ năm ngoái, nhiều công nhân trong làng mắc kẹt nhiều tháng và phải cách ly dài ngày trước khi trở lại thành phố. Việc này khiến các nhà máy tê liệt, sản xuất công nghiệp giảm mạnh và công nhân mất thu nhập hàng tuần.

Nhân viên cổ cồn trắng là một khái niệm được hình thành từ thời Pháp thuộc. Ở thời kỳ này những công nhân lao động chân tay được gọi là col-bleu (nhân viên cổ cồn xanh, cổ áo màu xanh - tức mặc áo xanh), còn những viên chức văn phòng thì gọi là col-blanc (tương tự: mặc áo trắng). Đây là một cách gọi vắn tắt của người Pháp khi muốn đề cập đến hai bộ phận nhân sự khác nhau. Từ "Col" có nghĩa là cổ áo, được phát âm là "côn" nên được đọc là "cổ cồn". Ngày nay khi nhắc đến cổ cồn trắng thì có hai khái niệm:

1. Người lao động trí thức, chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, sử dụng trí tuệ, kiến thức làm công cụ làm việc.

2. Kẻ phạm tội bằng hình thức sử dụng các công nghệ cao, áp dụng kiến thức và trí tuệ vào việc phạm tội nhưng không gây bạo lực.

Các công ty thường trả nhiều tiền hơn cho những người làm việc trong lễ hội. Năm nay, chính quyền địa phương và các công ty ở Trung Quốc đang hy vọng sẽ nhận được lời đề nghị này nhiều hơn từ người lao động.

Hầu hết các tỉnh đã ban hành thông báo khuyến khích công nhân ở lại làm việc, trích dẫn tầm quan trọng việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 cũng như “đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp”.

Các ưu đãi cho người lao động bao gồm trả thêm tiền, phần thưởng, giải trí, tiệc Giao thừa miễn phí và sắp xếp kỳ nghỉ luân phiên.

Nhu cầu về lao động trong một số ngành đã cao. Sự phục hồi sản xuất của Trung Quốc, một phần được thúc đẩy bởi nhu cầu từ người tiêu dùng ở nước ngoài, đã tăng vọt so với kỳ vọng trong năm nay với các nhà máy đang vật lộn để lấp đầy sự thiếu hụt công nhân cổ cồn xanh.

Chính quyền Ninh Ba, một cảng và trung tâm công nghiệp ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), thông báo việc ngừng sản xuất dịp Tết Nguyên đán trong bối cảnh nhu cầu nước ngoài tăng cao có thể khiến các công ty thiệt hại lớn.

Dù vẫn chưa biết có bao nhiêu công nhân ở lại làm việc năm nay nhưng nhà lập kế hoạch nhà nước Trung Quốc nói dự kiến ​​du lịch nghỉ lễ "thấp hơn đáng kể" so với bình thường. Tỉnh Giang Tây, miền đông nam Trung Quốc với nguồn lao động nhập cư lớn, dự kiến ​​tỷ lệ đi du lịch sẽ chỉ đạt khoảng 60% so với năm 2019.

Một công ty hóa chất ở tỉnh Chiết Giang tiết lộ với truyền thông địa phương rằng 85% công nhân của họ có kế hoạch ở lại năm nay vì bị thu hút bởi mức lương gấp đôi theo giờ và phần thưởng thêm 500 nhân dân tệ (77 USD) cho việc tham dự toàn thời gian trong thời gian diễn ra lễ hội.

Việc đi lại ồ ạt gia tăng vào thời điểm này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm coronavirus, vốn đã bị loại bỏ phần lớn trên khắp nước Trung Quốc.

Hôm 14.1, Trung Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới tăng cao nhất hàng ngày trong hơn 10 tháng qua, khi các bệnh nhân ở đông bắc tỉnh Hắc Long Giang tăng gần gấp 3 lần. 28 triệu người đã được đưa vào diện cách ly tại nhà ở các tỉnh phía bắc Trung Quốc.

trung-quoc-keu-goi-hang-tram-trieu-lao-dong-lam-xuyen-tet-kiem-them-tien.jpg
Các công nhân di cư đeo khẩu trang ngồi cạnh đồ đạc của họ gần đường ray nhà ga ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 13.1 - ảnh: Reuters

Đang làm việc tại một nhà máy container ở thành phố Đông Hoản, trung tâm xuất khẩu, Wang Zhishen cho biết anh có thể sẽ ở lại đó nếu nhà máy vẫn mở, dù đã mua vé tàu về nhà ở tỉnh Cam Túc, cách đó 2.000 km.

Nếu bạn không may bị nhiễm coronavirus trên đường trở về nhà thì sao? Khi đó, cả gia đình bạn có thể bị lây bệnh. Nếu nhà máy của tôi không đóng cửa trong kỳ nghỉ lễ, tôi nghĩ sẽ ở lại Đông Hoản. Về nhà quá rủi ro”, Wang Zhishen nói.

Với một số người, đặc biệt là những ai không có chủ đưa ra giải thưởng và đảm bảo công việc trong kỳ nghỉ lễ, đoàn tụ với gia đình vẫn đáng để mạo hiểm.

Tại ga xe lửa Bắc Kinh tuần này, một lao động nhập cư 64 tuổi họ Wang, đang làm công nhân xây dựng ở thủ đô Trung Quốc, vội vã trở về làng mình ở phía đông tỉnh Sơn Đông trước khi bị phong tỏa.

"Không có cách nào khác. Chúng tôi phải quay lại trước khi đó. Chúng tôi phải đoàn tụ với gia đình", Wang nói lúc đến ga khoảng 7 tiếng trước khi tàu rời Bắc Kinh.

Bài liên quan
Các công ty Trung Quốc nợ nần chồng chất khốn đốn vì bị ông Tập Cận Bình trừng phạt
Các công ty có giành được sự ưu ái từ các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc hay không, sẽ ảnh hưởng đến chuyện thắng thua trong hoạt động kinh doanh ở nước này những năm tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Trung Quốc kêu gọi hàng trăm triệu lao động làm xuyên Tết kiếm thêm tiền?