“Cùng là việc nộp lại số tiền 3 triệu USD, nếu là "khắc phục hậu quả" sẽ được hưởng nhiều sự khoan hồng (miễn tử hình) hơn là "bị thu giữ tang vật vụ án", luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Văn phòng luật Kết Nối bình luận về việc nộp lại tiền của bị cáo Nguyễn Bắc Son.

Việc phía ông Nguyễn Bắc Son nộp lại 3 triệu USD dưới góc nhìn luật sư

Bùi Trí Lâm | 28/12/2019, 10:01

“Cùng là việc nộp lại số tiền 3 triệu USD, nếu là "khắc phục hậu quả" sẽ được hưởng nhiều sự khoan hồng (miễn tử hình) hơn là "bị thu giữ tang vật vụ án", luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Văn phòng luật Kết Nối bình luận về việc nộp lại tiền của bị cáo Nguyễn Bắc Son.

Nộp ¾ số tiền vẫn có thể bị tuyên tử hình

Theo luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, cần hiểu cho đúng bản chất quy định về việc khắc phục 3/4 số tiền tham ô, nhận hối lộ.

Theo ông Hùng, đối chiếu quy định pháp luật thì nếu ông Nguyễn Bắc Son nộp đủ số tiền khắc phục thì hội đồng xét xử vẫn có thể tuyên tử hình trong trường hợp này. Lý do đây là giai đoạn xét xử, mà ở giai đoạn này thì không có quy định bắt buộc bị cáo được miễn hình phạt tử hình nếu khắc phục ¾ số tiền tham nhũng.

Thực tế, theo ông Hùng, có nhiều vụ dù khắc phục hết số tiền, hoặc 3/4 theo quy định cấp xét xử vẫn tuyên tử hình vì bản án tuyên phải có tính răn đe, để giáo dục, phòng ngừa tội phạm.

Tuy nhiên, luật sư này cho rằng, mấu chốt là ở khâu "thi hành án", nếu bị cáo nộp được ¾ số tiền thì Chủ tịch nước sẽ miễn tử hình đối với họ. Đây là quy định nhằm khuyến khích tội phạm kinh tế, tham nhũng khắc phục hậu quả để hưởng khoan hồng.

Cụ thể, tại Khoản 3, Điều 40 Bộ luật Hình sự quy định: Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp: Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

“Như vậy, nếu khắc phục từ 3/4 số tiền nhận hối lộ trở lên thì khi thi hành án đương nhiên bị cáo được miễn hình phạt tử hình. Chúng ta cần hiểu rõ hơn quy định này để biết được tại sao bị cáo Son có thể vẫn bị tuyên tử hình dù có khắc phục hậu quả”, ông Hùng nói và cho rằng, quy định này tạo ra cơ sở pháp lý rõ ràng để tạo ra sự khoan hồng của pháp luật, mục đích cuối cùng đó là thu hồi lại được tài sản từ các bị cáo.

Nộp tiền khắc phục hậu quả hay thu hồi tài sản?

Liên quan đến vụ AVG, nhiều ý kiến thắc mắc rằng khi mà ông Son nộp lại tiềnthì được gọi là khắc phục hậu quả hay là thu hồi lại tài sản bất hợp pháp? Đây là vấn đề mà nhiều người vẫn cứ nhầm lẫn và chưa có giải thích cụ thể.

Theo luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, bản chất của việc này đều là việc thu giữ lại tiền bất hợp pháp, xử lý phần hậu quả, cụ thể là số tiền 3 triệu USD. Số tiền này là của ông Phạm Nhật Vũ hối lộ, hay nói cách khác số tiền này ông Vũ sử dụng vào mục đích trái pháp luật nên cần phải thu giữ, tịch thu sungcông quỹ.

Ông Son là người đang được "hưởng lợi" từ số tiền này nên phải có trách nhiệm nộp lại cho nhà nước. Nếu số tiền vẫn còn (chưa tiêu dùng gì), tức là vẫn còn nguyên các loại tờ tiền, giá trị hoặc gửi ngân hàng, mua sắm tài sản, thậm chí là người khác giữ hộ (tức là chưa thất thoát) thì khi ông Son nộp lại, hoặc bị nhà nước kê biên chỉ coi là tình tiết nhà nước "thu giữ tang vật" vụ án.

Trường hợp này không được hưởng tình tiết giảm nhẹ là "khắc phục hậu quả". Mà chỉ được hưởng tình tiết hậu quả không xảy ra hoặc được ngăn chặn kịp thời. Đây là trường hợp bị cáo miễn cưỡng nộp lại, không liên quan gì tài sản cá nhân bị cáo nên tình tiết giảm nhẹ có mức độ. Trường hợp này tội phạm đã hoàn thành dù không còn hậu quả thì vẫn có thể bị tử hình.

Nếu ông Son đã tiêu dùng hết vào mục đích cá nhân, chi tiêu hết, không xác định được mua gì, ở đâu. Sau này ông Son phải dùng nguồn tiền, tài sản gia đình để nộp lại. Trường hợp này được coi là "khắc phục hậu quả" và được hưởng tình tiết giảm nhẹ là khắc phục một phần hoặc toàn bộ hậu quả xảy ra. Đây là sự tự nguyện, nỗ lực và thể hiện ý chí, nhận thức pháp luật và mong muốn khắc phục hậu quả để được hưởng khoan hồng.

Nếu khắc phục hậu quả từ 3/4 số tiền hưởng lợi trở lên thì khi thi hành án đương nhiên được miễn hình phạt tử hình. Thế nên cùng là việc nộp lại số tiền nếu là "khắc phục hậu quả" sẽ được hưởng nhiều sự khoan hồng (miễn tử hình) hơn là "bị thu giữ tang vật vụ án".

“Nếu bị cáo Son khai cho con gái và giờ nộp lại thì khó mà thoát tử hình. Nhưng nếu khai lại là tiêu dùng hết và nộp lại 3/4 số tiền trở lên để "khắc phục hậu quả" thì đương nhiên thoát tử hình. Đến đây chúng ta đã hiểu ra và khó mà trách con gái ông Son được, bởi đây cũng là một bài họcrất xuất sắc của ông Son và có sự tính toán rất kỹlưỡng”, luật sư Hùng nêu.

Liên quan đến vụ việc này, gia đình ông Son đã nộp lại 66tỉđồng khắc phục hậu quả cho nhà nước về hành vi nhận hối lộ 3 triệu USD.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
7,2 tỉ USD có thể chảy vào Việt Nam ngay khi thị trường chứng khoán được nâng hạng
4 giờ trước Tài chính và đầu tư
Ước tính, khoảng 7,2 tỉ USD vốn gián tiếp nước ngoài sẽ chảy vào thị trường Việt Nam ngay sau khi thị trường chứng khoán được nâng hạng. Việc này cũng mang lại 25 tỉ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việc phía ông Nguyễn Bắc Son nộp lại 3 triệu USD dưới góc nhìn luật sư