Theo đại diện VKS, nhiều nội dung trong Hợp đồng 33 không có thật. Ngày 13.5.2011, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh đã thay mặt PVN ký Hợp đồng 4194 với PVC thực chất là chuyển đổi chủ đầu tư về PVN. Do vậy, VKS cho rằng Hợp đồng 33 thực chất chỉ là “phù phép” để chuyển tiền về PVC.

Viện Kiểm sát: Xác định thiệt hại 119 tỉ đồng là hợp lý

Thu Anh | 15/01/2018, 10:24

Theo đại diện VKS, nhiều nội dung trong Hợp đồng 33 không có thật. Ngày 13.5.2011, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh đã thay mặt PVN ký Hợp đồng 4194 với PVC thực chất là chuyển đổi chủ đầu tư về PVN. Do vậy, VKS cho rằng Hợp đồng 33 thực chất chỉ là “phù phép” để chuyển tiền về PVC.

“Phù phép”chuyển tiền?

Ngày 15.1, phiên xử ông Đinh La Thăng cùng đồng phạm tiếp tục được diễn ra với phần đối đáp của VKS. Đại diện VKS cho rằng tại phiên tòa, bị cáo Đinh La Thăng khai việc chỉ định thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương của Chính phủ về phát huy nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đưa ngành dầu khí thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên Chính phủ không có bất cứ văn bản nào đồng ý PVN chỉ định thầu mà yêu cầu PVN lựa chọn nhà thầu có năng lực.

Cũng liên quan đến lời khai của ông Đinh La Thăng trong ngày xét xử trước đó khi trình bày rằng việc chỉ định thầu xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong Kết luận 41 về chiến lược phát triển dài hạn của PVN, đại diện VKS khẳng định: "Kết luận này không đưa ra yêu cầu cụ thể, không yêu cầu PVN lựa chọn nhà thầu PVC và chỉ định đầu tư vào Nhiệt điện Thái Bình 2, nên lờikhai của bị cáo Đinh La Thăng là không đúng".

Về năng lực tài chính, để đánh giá tình hình tài chính PVC, VKS cho rằng phải xét đến các chỉ số thanh toán, nguồn vốn đầu tư, trả nợ, không chỉ nhìn vào kết quả kinh doanh. PVC đã bị áp lực trả nợ ngắn hạn, đến năm 2011 vẫn chưa thể trả nợ gốc cho PVN nhưng vay tiếp PVN 400 tỉ đồng để đầu tư vào công ty con.

Như vậy, ngay năm 2010 PVC đã gặp khó khăn về vốn. Sau khi tiền tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.300 tỉ đồng từ BQLDA Nhiệt điện Thái Bình 2 thuộc PVN chuyển vềPVC đã bị các ngân hàng tự động thu nợ. Theo VKS, điều này cho thấy PVC gặp khó khăn về tài chính trong năm 2011.

Về kinh nghiệm của nhà thầu, đại diện VKS nhận định: “PVC không đáp ứng kinh nghiệm của một nhà thầu, trong số các hợp đồng cung cấp không có hợp đồng thiết kế cho dự án, 2 hợp đồng liên quan đến Nhiệt điện là Vũng Áng và Nhơn Trạch 2, PVC chỉ thi công xây dựng, không làm hợp đồng thiết kế. Do đó việc đánh giá hồ sơ đáp ứng yêu cầu là không có cơ sở.

Ngày 14.1.2011 Nguyễn Quốc Khánh ký quyết định thay đổi công nghệ của dự án. Ngày 28.2, PVC và PVPower ký HĐ 33 trong điều kiện thiếu một loạt căn cứ cần thiết. Nhiều nội dung trong HĐ không có thật. Ngày 13.5.2011, Nguyễn Quốc Khánh đã thay mặt PVN ký HĐ 4194 với PVC thực chất là chuyển đổi chủ đầu tư về PVN. Do vậy, VKS cho rằng HĐ 33 thực chất chỉ là “phù phép” để chuyển tiền về PVC.

Về xác định thiệt hại hơn 119 tỉ đồng, đại diện VKS cho rằng thiệt hại xảy ra từ năm 2011-2012, chủ đầu tư không thu hồi tiền tạm ứng do PVC chiếm dụng. Trong số tiền tạm ứng, đến ngày 30.8.2011, toàn bộ số tiền này đã không còn và bị sử dụng sai mục đích.

Do đó không có cơ sở để tạm ứng cho PVC trong điều kiện bình thường. Việc tính lãi suất theo lãi suất tiền gửi có kỳ hạn là hoàn toàn hợp lý. VKS cho rằng có số tiền thiệt hại 119 tỉ đồng là có căn cứ.

Cấp dưới thừa nhận, cấp trên thì không

Theo VKS, xét mối quan hệ cho thấy, Vũ Đức Thuận và Trịnh Xuân Thanh đều biết PVC đang gặp khó khăn tài chính, không đủ kinh nghiệm. Để tạo điều kiện cho PVC, Đinh La Thăng vẫn chỉ định PVC làm tổng thầu, tạm ứng tiền cho PVC để các bị cáo sử dụng trái pháp luật. Đây là mối quan hệ mang tính lợi ích nhóm trong vụ án.

Xét hành vi của bị cáo Đinh La Thăng, VKS nhận định: “PVN là Công ty TNHH MTV do Nhà nước thành lập, phải kinh doanh có lãi, bảo toàn vốn tại PVN và các doanh nghiệp khác. Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ, các căn cứ pháp luật chứng minh bị cáo đã chỉ định thầu, ký công văn gửi Thủ tướng chính phủ xin chỉ định thầu cho dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, gửi danh mục các dự án; từng bước tiếp cận để lựa chọn nhà thầu”.

VKS cũng trích dẫn lại lời khai của bị cáo Vũ Đức Thuận: PVC chưa từng làm tổng thầu cho dự án nào, chưa có kinh nghiệm. PVC là nhà thầu không đủ năng lực, chưa có kinh nghiệm.

Liên quan đến dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, các nội dung đều được đưa ra bàn bạc, các bị cáo đều khai làm theo chỉ đạo của Tập đoàn, của Chủ tịch HĐTV PVN. Tại các cuộc họp đều báo cáo khó khăn trong hợp đồng 33, các thành viên dự họp đều biết nhưng vẫn phải làm theo chỉ đạo của PVN.

“Về việc đôn đốc, ép tiến độ, chỉ đạo các đơn vị, tôi thấy rất buồn khi trong vụ án này, cấp dưới thừa nhận sai phạm, cấp trên lại không thừa nhận”, đại diện VKS nói.

Nhã Thanh

Ônh Đinh La Thăng: Hợp đồng 33 chỉ có hiệu lực khi HĐTV PVPower phê duyệt​

Thuộc cấp của Đinh La Thăng đã cảnh báo những thiếu sót của hợp đồng 33

Đại án PVN: Làm hợp đồng theo chỉ đạo của Đinh La Thăng, dù biết trái luật
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Viện Kiểm sát: Xác định thiệt hại 119 tỉ đồng là hợp lý