Tập đoàn Mỹ và Việt Nam đã ký hai thỏa thuận về điện khí hóa lỏng (LNG) với tổng trị giá gần 6 tỉ USD.

Việt Nam - Mỹ ký hai thỏa thuận điện khí gần 6 tỉ USD

Tuyết Nhung | 28/10/2020, 16:50

Tập đoàn Mỹ và Việt Nam đã ký hai thỏa thuận về điện khí hóa lỏng (LNG) với tổng trị giá gần 6 tỉ USD.

Ngày hôm nay (28.10), trong khuôn khổ Diễn đàn thương mại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được tổ chức tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác tổng thể giữa ba tập đoàn của Mỹ là Delta Offshore Energy, Bechtel Corporation, General Electric, và McDermott để phát triển Dự án Nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG).

dn-my-vietnam(1).png
Doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam ký các thỏa thuận hợp tác, liên kết - Ảnh: Tuyết Nhung

Theo đó, thỏa thuận sẽ cho phép Dự án được sử dụng thiết bị và dịch vụ của Mỹ trị giá khoảng 3 tỉ USD nhằm xây dựng nhà máy điện khí từ LNG công suất 3.2-gigawatt trên địa bàn tỉnh này.

Dự án Nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG) có nhà đầu tư chính là Delta Offshore Energy, là dự án tích hợp tổng thể gồm nhà máy điện trên diện tích đất 40 ha tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 93.600 tỉ đồng, tương đương khoảng 4 tỉ USD. Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 15% và vốn vay chiếm tối đa 85%, dự án trở thành dự án đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI) lớn nhất vùng ĐBSCL từ trước tới nay.

Cùng ngày hôm nay cũng diễn ra Lễ ký kết “Thoả thuận các điều khoản chính của Hợp đồng liên doanh dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ” trị giá 2,8 tỉ USD giữa Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS và Tập đoàn AES. Lễ ký kết được tổ chức với hình thức trực tuyến 2 phía Việt Nam và Mỹ trong điều kiện phòng chống đại dịch COVID-19.

Dự án kho cảng nhập LNG Sơn Mỹ nằm trong chuỗi dự án điện khí LNG tại tỉnh Bình Thuận, với công suất kho cảng là 3 triệu tấn/năm (cho giai đoạn 1 và lên đến 6 triệu tấn/năm vào giai đoạn tiếp theo); nhằm tiếp nhận, xử lý và cung cấp khí LNG tái hóa làm nhiên liệu cho 2 nhà máy điện Sơn Mỹ 1 và Sơn Mỹ 2 từ năm 2024, bổ sung nguồn khí thiếu hụt tại miền Nam Việt Nam, đặt biệt là sau 2023, khi các nguồn khí nội địa bắt đầu suy giảm.

Tại Việt Nam, Tập đoàn AES đã đầu tư vào dự án Nhà máy điện than Mông Dương 2 với công suất 1150 MW tại Quảng Ninh. Hiện nay, AES cũng đã được Chính phủ Việt Nam chấp thuận cho phép làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện Sơn Mỹ 2 sử dụng LNG và cùng PV GAS tham gia góp vốn vào Công ty Kho cảng LNG Sơn Mỹ.

Ông Dương Mạnh Sơn – Tổng Giám đốc PV GAS khẳng định: "Kho cảng LNG Sơn Mỹ sẽ góp phần đảm bảo cho nhu cầu về khí cũng như điện cho khu vực kinh tế trọng điểm tại Nam bộ nói riêng và toàn quốc nói chung, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia".

Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17.1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam - Mỹ ký hai thỏa thuận điện khí gần 6 tỉ USD